Lô hàng thủy sản xuất khẩu đầu tiên được cấp chứng thư điện tử

Website của TRACES cũng đã có thông báo về việc Việt Nam tham gia vào hệ thống TRACES và đề nghị cơ quan kiểm soát tại các cửa khẩu căn cứ vào chứng thư điện tử này để thực hiện các thủ tục thông quan cho lô hàng nhập khẩu vào EU.
TRACES là hệ thống do Liên minh Châu Âu (EU) xây dựng và thực hiện từ năm 2003. Dựa trên hệ thống này, cơ quan thẩm quyền các nước sẽ cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh (Chứng thư) điện tử cho động vật và sản phẩm có nguồn gốc từ động vật (trong đó có thủy sản) xuất nhập khẩu giữa các nước trong EU và các nước từ bên ngoài EU.
Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản hiện đang áp dụng thí điểm việc cấp chứng thư điện tử cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường EU qua hệ thống TRACES tại sáu trung tâm vùng và 17 doanh nghiệp. Việc áp dụng rộng rãi sẽ được thực hiện trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Ông Võ Tấn Kìa, ấp Bình Lục, xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu) là một trong những hộ đi đầu trong phong trào trồng lúa theo quy trình an toàn để cho ra gạo sạch. Ông Kìa bắt đầu tham gia làm lúa sạch từ tháng 9-2011, khi ấy theo hướng dẫn của Th.S Trần Thị Phương Chi, cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai, ông đã mạnh dạn rủ một số bà con trong ấp cùng làm thí điểm lúa sạch.
Do nhu cầu tiêu thụ lớn, lại đang trong thời điểm nghịch vụ nên giá nhãn tại huyện Châu Thành đang ở mức cao. Hiện giá thu mua tại các nhà vườn cao hơn 2.000 - 3.000 đồng/kg so với những tháng trước. Giá nhãn tăng mang lại nhiều niềm vui cho nhà vườn sau thời gian dài nhãn bị dịch bệnh hoành hành.

Diện tích sản xuất lúa trên địa bàn xã Gáo Giồng (huyện Cao Lãnh) gắn với bao tiêu sản phẩm tăng dần theo hàng năm, từ đó đã từng bước giải bài toán đầu ra của nông sản và góp phần tăng thu nhập cho người dân.

6 tháng đầu năm 2015, nuôi trồng thủy sản (NTTS) của người dân trên địa bàn cả nước gặp khó khăn do giá cả lên xuống thất thường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu giảm mạnh, thời tiết diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho phát triển thủy sản.

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có khoảng 658 ha nuôi chuyên tôm, sản lượng bình quân 7.600 tấn. Nuôi được tôm đã khó, để bán được sản phẩm, ngư dân cũng phải mướt mồ hôi.