Lỗ 1 Triệu Đồng Mỗi Con Lợn Vì Chất Cấm

Thời điểm sau Tết Nguyên đán, giá lợn dao động trung bình từ 50.000 – 52.000 đồng/kg. Tuy nhiên, từ khi thông tin các chất kích thích tạo nạc họ beta – agonist sử dụng gây nguy hiểm cho người sử dụng, giá lợn hơi đã giảm từ 10.000 – 12.000 đồng/kg, xuống mức từ 40.000 – 42.000 đồng/kg.
“Trung bình mỗi con lợn xuất chuồng đạt trọng lượng khoảng 100kg, tính ra, giá đã sụt giảm ít nhất 1 triệu đồng/con lợn. Mỗi ngày tui xuất chuồng vài chục con, số tiền sụt giảm là rất lớn” - ông Công cho biết.
Ông Công cho rằng, mức lỗ đó là may mắn đối với những hộ dân còn bán được lợn. Nhiều hộ chăn nuôi lợn đã tới lứa thu hoạch nhưng nhiều lần gọi, thương lái vẫn không đến. Việc giữ lợn lại trong chuồng vừa tốn công chăm sóc, tốn thức ăn nhưng lợn không tăng trọng nữa.
Tại hội nghị sáng qua, đại diện nhiều doanh nghiệp sản xuất, phân phối thức ăn chăn nuôi (TACN) cũng cho rằng, ngành hàng này cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi những thông tin sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
“Nhiều người chăn nuôi lấy lý do TACN không giúp giảm mỡ, nở mông nên hủy các hợp đồng mua hàng hoặc đòi giảm giá từ 1.000 – 2.000 đồng/kg” - đại diện một doanh nghiệp TACN tại Đồng Nai cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Để tránh tình trạng hàng đưa sang Trung Quốc bị trả về thậm chí bị tiêu hủy, Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu Chi cục và các doanh nghiệp xuất khẩu kiểm tra chặt chẽ các lô hàng xuất khẩu sang Trung Quốc trong đó, đặc biệt chú ý đến hai loại rệp sáp do Trung Quốc thông báo. Lô hàng nào bị nhiễm cần có biện pháp xử lý sao cho phù hợp.

Với diện tích 26ha, khu nuôi bò sữa tập trung Vạn Dâu, xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đến nay đã quy tụ được 16 hộ chăn nuôi quy mô gần 200 con bò, thuận lợi trong xử lý môi trường, tạo nguồn thức ăn nuôi bò và tiêu thụ sản phẩm.

Ngày 9-6-2014, ông Võ Đăng Khoa, Giám đốc trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch cho biết: Cục sở hữu trí tuệ vừa có quyết định (số 16420/QĐ-SHTT ngày 25-3-2014) về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hồ tiêu Lộc Ninh của tỉnh Bình Phước.

Thời gian qua, các nhà khoa học trong nước đã chọn tạo thành công ba giống cam không hạt và đã được Bộ NN&PTNT cho phép chuyển giao vào sản xuất, bao gồm: cam mật không hạt, cam sành không hạt và cam V2.

Bình Thuận là tỉnh có diện tích trồng thanh long lớn nhất cả nước, trái thanh long được xem là “chìa khóa” xóa đói giảm nghèo, “bí quyết” để nông dân làm giàu. Tuy nhiên, hiện nay “cơn sốt” sản xuất, phát triển ồ ạt diện tích trồng thanh long trở thành “điểm nóng” đáng quan ngại.