Linh Động Giải Ngân Vốn Cho Người Dân Trồng Điều

Ngày 6-8, UBND tỉnh đã làm việc với Công ty Donafoods cùng các sở, ngành, UBND 3 huyện: Xuân Lộc, Định Quán, Trảng Bom và Ngân hàng Nông nghiệp - phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai về việc triển khai thực hiện đề án quy hoạch vùng nguyên liệu điều.
Theo báo cáo của Donafoods, hiện nay dự án đang gặp những khó khăn: không thể vay vốn ngân hàng đầu tư cho vùng nguyên liệu theo đề án; người trồng điều trong vùng dự án không đáp ứng được điều kiện vay vốn của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng; Chính phủ và ngân hàng chưa có cơ chế ưu đãi lãi suất tín dụng cho các doanh nghiệp đầu tư vùng nguyên liệu điều.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh yêu cầu các đơn vị rà soát, điều chỉnh các chính sách của dự án cho phù hợp với thực tế; tổ chức lại sản xuất và ứng dụng mạnh tiến bộ khoa học cho sản xuất điều để tăng thu nhập cho nông dân trồng điều; có định hướng rõ ràng về đầu tư và tiêu thụ sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 31/5, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Sở NN-PTNT Quảng Bình) cho biết đã thả về vùng biển 24 kg tôm hùm sỏi tự nhiên (loại 60 con/kg).

Tỉnh Bình Định hiện có 12 NM chế biến TĂCN, tăng 7 NM so với năm 2010. Tổng công suất của các NM đạt trên 2 triệu tấn/năm, tăng gấp hơn 8 lần so với năm 2010.

Mới đây, Cty TNHH MTV Ánh Dương Sao (có trụ sở tại Q.7, TP. HCM) đã về xã Tân Mộc, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) tổ chức thu mua vải sớm giống U hồng để XK sang thị trường Mỹ.

Ngoài rơm phục vụ cho chăn nuôi, thì người nông dân lấy rơm để trồng nấm, nhiều chủ ruộng hiện nay cũng có nguồn thu nhập từ việc bán rơm rạ.

Người dân xã Mỹ An (huyện Phù Mỹ, Bình Định) vẫn tấm tắc khen chàng trai Ngô Tùng Sơn (25 tuổi) không chỉ bởi bản tính siêng năng ham làm mà còn bởi cách làm ăn mới lạ, hiệu quả. Ở vùng đất nghèo nhất nhì huyện này thì những thanh niên làm kinh tế giỏi như Sơn đáng để tự hào và học hỏi.