Liều thuốc bổ cho cây vụ đông

Năm nay, bà con tiếp tục lựa chọn phân bón Văn Điển như một “liều thuốc bổ”, với mong muốn có một vụ đông thắng lợi cả về năng suất và giá trị.
Giải pháp hiệu quả đối với đất chua
Hiện đất nông nghiệp của Hải Dương vẫn còn nhiều diện tích đất chua, lại qua nhiều năm bón phân lân có tính chất chua, khiến đất ngày càng chua thêm, tạo môi trường thuận lợi cho nấm, vi khuẩn, virus,… tích lũy trong đất và tấn công cây trồng.
Để khắc phục những tồn tại trên, nhiều người cho rằng sử dụng phân bón Văn Điển là giải pháp có hiệu quả.
Ông Nguyễn Phú Thụy – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hải Dương cho biết: “Phân Văn Điển có tỷ lệ canxi (vôi) tương đối khá nên có tác dụng cải tạo đất chua hiệu quả.
Trên địa bàn tỉnh, phân Văn Điển nông dân sử dụng chưa nhiều, nhưng những diện tích trong sản xuất đại trà và trên các mô hình trình diễn bón phân Văn Điển cho các loại cây trồng thì đều rất hiệu quả.
Đối với cây lúa, phân Văn Điển đặc biệt thích hợp với vùng trũng và vàn.
Với rau, màu, phân lân hoặc phân NPK Văn Điển dùng để bón lót.
Bà con cũng nên kết hợp hài hòa giữa hai loại phân tan chậm và tan nhanh”.
Nông dân huyện Nam Sách (Hải Dương) sử dụng phân bón Văn Điển giúp rau sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh, tăng năng suất và chất lượng.
Đồng tình với ý kiến trên, bà Trần Thị Liên – Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Nam Sách chia sẻ: “Đối với lúa, nơi nào bón đủ phân bón chuyên dùng NPK Văn Điển loại phân lót 6.11.2 hoặc 5.10.3, 25kg/sào; phân thúc NPK Văn Điển 16.15.17: 8 – 10kg/sào thì chỉ cần bón thêm phân chuồng, không cần bón vôi và bón loại phân nào khác. Bón phân Văn Điển lúa cứng cây, lá dày, màu xanh sáng, đẻ nhánh tập trung, bộ lá xanh bền đến khi thu hoạch, tăng khả năng chống rét, chống đổ, chống sâu bệnh nên đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao”.
Theo bà Liên, đối với một số loại rau màu, phân lân Văn Điển cũng phát huy hiệu quả cao.
Ví dụ với hành củ, bón lót phân lân Văn Điển giúp cây hành khỏe, lá đứng màu xanh lá chuối, dọc to óng, củ tròn to chắc, vỏ đỏ, hạn chế được các bệnh đốm mắt cua, thối nhũn nên năng suất cao.
Các loại rau bón lót phân NPK Văn Điển 5.10.3, giúp rau sinh trưởng phát triển tốt, cây chắc khỏe, lá mỡ, giảm sâu bệnh...
Giúp cây sinh trưởng tốt, năng suất cao
Vụ mùa năm 2015, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân (ND) tỉnh Hải Dương đã phối hợp với Hội ND huyện Nam Sách, Hội ND xã Đoàn Đào triển khai mô hình trình diễn bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho lúa, với diện tích 2ha, giống lúa Bắc Thơm 7.
So sánh với công thức đối chứng bón phân đơn: Đạm, lân, kali, năng suất tăng 12 kg/sào, chi phí phân bón và thuốc BVTV giảm 20.000 đồng/sào.
Về hiệu quả của phân Văn Điển đối với cây trồng vụ đông, ông Nguyễn Văn Quý - Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Kinh Môn cho biết: “Cần phải thay đổi “món ăn” cho cây trồng, chứ bón mãi một loại phân sẽ dẫn tới đất và cây trồng mất cân bằng dinh dưỡng.
Khoai tây bón phân lót NPK Văn Điển 9.9.12, 20 – 25 kg/sào, bón thúc NPK Văn Điển 22.5.11, 8 – 12 kg/sào.
Dưa hấu, dưa chuột, cà rốt, su hào, cải bắp và các loại rau khác bón lót NPK Văn Điển 5.10.3, 20–25kg/sào, bón thúc loại phân mới tan nhanh NPK Văn Điển 5.10.3, 15–20kg/sào.
Phân Văn Điển giúp cây dưa hấu, dưa chuột dây mập, hoa quả sai, quả to, vỏ mỡ bóng đẹp, ruột chắc ngon và kéo dài thời gian thu hoạch.
Su hào, cải bắp bón phân Văn Điển cây con khỏe, lá dày mỡ lá, su hào củ chắc láng bóng, đỡ bị nứt; cải bắp cuốn chặt hơn.
Phân bón Văn Điển ngoài giúp cho rau sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh còn tăng năng suất và chất lượng”.
Có thể bạn quan tâm

Anh Nguyễn Đức Thịnh là hội viên nông dân chi hội thôn Bắc Song, xã Đông Hà huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Đã nhiều năm liền, anh Thịnh được suy tôn là nông dân tiêu biểu của xã, của huyện, của tỉnh bởi thành tích gương mẫu đi đầu thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng.

Đến thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh được nghe mọi người nhắc nhiều tới người phụ nữ đã mạnh dạn thay đổi tư duy trong sản xuất, biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng kết hợp với chăn nuôi cho thu nhập cao. Đó là chị Nguyễn Thị Chiên ở thôn Nà Tèn.

Thân cây vải thiều nhưng lại cho quả nhãn, điều kỳ diệu này đã xảy ra tại vườn cây ăn quả của gia đình nhà ông Lê Thế Hơn thôn Hiệp Tân xã Hồng Giang huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.

Đầu năm mới, nhà vườn trồng thanh long ruột đỏ ấp Đại Đức, xã Đức Mỹ, huyện Càng Long (Trà Vinh) phấn khởi vì lần đầu tiên sản phẩm cây ăn trái địa phương được xuất khẩu sang tận Mỹ.

Tại Hội nghị về sản xuất, tiêu thụ lúa và thủy sản vùng ĐBSCL tổ chức ngày 27/2, theo phản ánh từ các địa phương, khó khăn về thị trường, chính sách tín dụng là những thách thức đối với ngành hàng thủy sản.