Liệu Giá Phân Bón Có Biến Động?

Theo nhận định, nguồn cung có khả năng thiếu hụt trong ngắn hạn và đẩy giá phân đạm có thể tăng nhẹ. Lý do là đạm Cà Mau và đạm Ninh Bình đều tạm dừng để bảo dưỡng định kỳ.
Thông tin từ Nhà máy Đạm Cà Mau (thuộc Cty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC), nhà máy đã chính thức tạm ngừng hoạt động để tiến hành bảo dưỡng tổng thể, với thời gian 19 ngày. Đợt bảo dưỡng định kỳ Nhà máy Đạm Cà Mau diễn ra từ 4/7 đến hết 22/7.
Trong thời gian bảo dưỡng, Nhà máy Đạm Cà Mau sẽ kiểm tra tổng thể hệ thống, sửa chữa các thiết bị, nâng cấp, cải tiến hệ thống công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Theo kế hoạch, đến ngày 21/7 nhà máy sẽ vận hành trở lại và dự kiến đạt 100% công suất vào ngày sau đó.
Cùng thời điểm này, Nhà máy đạm Ninh Bình (thuộc Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình) cũng tiến hành bảo dưỡng từ cuối tháng 6. Thời gian bảo dưỡng toàn bộ dự kiến sẽ kéo dài từ 1 đến 1,5 tháng.
Hiện đang là thời điểm cuối vụ ĐX ở các tỉnh phía Bắc và bà con nông dân một số tỉnh đang chuẩn bị cho vụ HT.
Ông Nguyễn Hạc Thúy, Chủ tịch Hiệp hội phân bón Việt Nam nhận định: Dự kiến giá các loại mặt hàng phân bón sẽ tăng nhẹ trở lại sau khoảng một tháng nữa do nhu cầu chăm bón vụ HT tăng mạnh. Đây chính là thời điểm các nhà máy cần sản xuất hàng để có lượng hàng chuẩn bị cho vụ HT.
Nhưng trong tháng 7 này, cả hai “đại gia” là Đạm Cà Mau (công suất 800.000 tấn/năm) và Đạm Ninh Bình (công suất 560.000 tấn/năm) đang dừng để bảo dưỡng dài hạn có thể sẽ khiến sản lượng phân bón sản xuất trong nước sẽ hụt đi một lượng đáng kể. Như vậy, trong ngắn hạn, nguồn cũng có thể hơi thiếu hụt, dễ gây biến động nhẹ về giá.
Nhưng nhìn nhận theo một khía cạnh khác thì nhiều chuyên gia cho rằng, nguồn cung không thiếu hụt, mà đây chính là một kênh để các nhà máy sản xuất phân đạm trong nước giải quyết lượng hàng dự trữ trước đó, nhằm giảm áp lực tồn kho trong bối cảnh hiện tại.
Có thể bạn quan tâm

Gần nửa tháng nay, mưa lớn xảy ra trên diện rộng khiến thời tiết dịu lại nên nhu cầu dưa tươi làm nước giải khát giảm mạnh. Cũng trong khoảng thời gian này, giá dừa ở Tiền Giang giảm mạnh từ mức 65.000-70.000 đồng/chục (12 trái) xuống chỉ còn trên dưới 20.000 đồng/chục. Tuy nhiên, giá dừa khô lại có xu hướng tăng nhẹ do sản lượng dừa khô giảm.

Mặc dù phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến nhưng xuất khẩu điều cả nước trong 7 tháng đầu năm 2014 vẫn đạt 158 nghìn tấn với kim ngạch 1,02 tỷ USD; tăng 15,7% về khối lượng và tăng 17,5% về giá trị so cùng kỳ 2013.

Nuôi trồng thuỷ hải sản là một trong những thế mạnh nổi bật của Móng Cái (Quảng Ninh) có đóng góp ngày càng lớn vào GDP thành phố. Đồng thời góp phần cải thiện đời sống ngư dân và nhiều hộ dân đã làm giàu từ nghề này.

Những năm trước đây, thu nhập của người dân xã Giao Thịnh (Giao Thủy - Nam Định) chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, ngoài trồng lúa, xã còn một số diện tích trồng cói, trồng màu. Vì vậy, đời sống người dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn do thu nhập thấp.

Dù chưa được nhiều người biết đến nhưng chùm ngây hứa hẹn sẽ là loại cây hữu ích trong tương lai bởi giá trị dinh dưỡng dồi dào và khả năng bảo vệ sức khỏe con người.