Liên tiếp bùng phát các ổ dịch trên gia súc, gia cầm

Cụ thể, dịch cúm gia cầm A/H5N6 xảy ra tại một hộ chăn nuôi gà thuộc xã Quỳnh Khê, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình làm 2.000 con mắc bệnh.
Trong đó có 100 con bị chết. Ổ dịch lở mồm long móng xảy ra tại 29 hộ chăn nuôi thuộc xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái làm 83 con gia súc mắc bệnh.
Đáng chú ý, dịch tai xanh đã quay trở lại sau một thời gian dài lắng xuống với sự xuất hiện của ổ dịch tại xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang và xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh làm 204 con lợn bị ốm, chết và buộc tiêu hủy.
Như vậy, tính đến ngày 18/10, cả nước còn tới 11 tỉnh có ổ dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng và tai xanh chưa qua 21 ngày.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế, Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Vụ này đang phối hợp với các bộ ngành và tổ chức liên quan để đẩy nhanh đề án thành lập Trung tâm phân phối và sàn đấu giá cá tra tại châu Âu.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ, diện tích nuôi thủy sản của thành phố trong 7 tháng đầu năm 2014 là 8.100 ha, đạt 62,3% kế hoạch năm và tăng 1,19% so với cùng kỳ năm 2013; đến nay sản lượng thu hoạch được 77.320 tấn, tăng 7,73% so với cùng kỳ.

Sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh em ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Sau khi học hết phổ thông, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có điều kiện để học tiếp nên Hồ Phi Hiển quyết định vào Phú Quốc (Kiên Giang) tìm cơ hội lập nghiệp.

Theo nhận định của các ngành chuyên môn thì nuôi thâm canh, bán thâm canh là yếu tố gây áp lực môi trường đối với một số vùng nuôi mà hệ thống thủy lợi chưa thông thoáng.

Năm nay, sau 2 vụ nuôi tôm thẻ chân trắng bị thua lỗ, nhiều nông dân ở xã Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã thả nuôi tiếp vụ thứ 3 với hy vọng gỡ vốn, nhưng tôm lại tiếp tục chết…