Liên tiếp bùng phát các ổ dịch trên gia súc, gia cầm

Cụ thể, dịch cúm gia cầm A/H5N6 xảy ra tại một hộ chăn nuôi gà thuộc xã Quỳnh Khê, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình làm 2.000 con mắc bệnh.
Trong đó có 100 con bị chết. Ổ dịch lở mồm long móng xảy ra tại 29 hộ chăn nuôi thuộc xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái làm 83 con gia súc mắc bệnh.
Đáng chú ý, dịch tai xanh đã quay trở lại sau một thời gian dài lắng xuống với sự xuất hiện của ổ dịch tại xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang và xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh làm 204 con lợn bị ốm, chết và buộc tiêu hủy.
Như vậy, tính đến ngày 18/10, cả nước còn tới 11 tỉnh có ổ dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng và tai xanh chưa qua 21 ngày.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 10/7, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Lê Quốc Doanh và đoàn công tác đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp & PTNT về triển khai công tác phòng, chống bệnh đốm nâu trên thanh long. Tham dự cuộc họp có một số sở, ban ngành; ban chỉ đạo phát triển cây thanh long bền vững các địa phương và một số nông dân trồng thanh long.

Cần đặt ngành Chăn nuôi của Việt Nam vào “bản đồ” chăn nuôi thế giới để thay đổi cách tiếp cận trong việc phát triển ngành theo hướng sản xuất hàng hóa có cạnh tranh cao về chất lượng, giá trị trong tiêu dùng và xuất khẩu.

Từ đầu năm đến nay, dù dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng vẫn diễn ra ở nhiều địa phương, song chăn nuôi của Hà Nội vẫn tương đối ổn định.

Nhờ áp dụng công nghệ nuôi bò sữa của Israel nên năng suất cho sữa của đàn bò ở trại thực nghiệm chăn nuôi bò sữa của TPHCM có năng suất cao hơn năm trước gần 19%. TPHCM hiện đang tính toán để nhân rộng mô hình này.

Mặc dù là mô hình chăn nuôi mới, nhưng vài năm trở lại đây nuôi vịt trời đã được nhiều trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh lựa chọn vì mang lại hiệu quả kinh tế cao.