Liên tiếp bùng phát các ổ dịch trên gia súc, gia cầm

Cụ thể, dịch cúm gia cầm A/H5N6 xảy ra tại một hộ chăn nuôi gà thuộc xã Quỳnh Khê, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình làm 2.000 con mắc bệnh.
Trong đó có 100 con bị chết. Ổ dịch lở mồm long móng xảy ra tại 29 hộ chăn nuôi thuộc xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái làm 83 con gia súc mắc bệnh.
Đáng chú ý, dịch tai xanh đã quay trở lại sau một thời gian dài lắng xuống với sự xuất hiện của ổ dịch tại xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang và xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh làm 204 con lợn bị ốm, chết và buộc tiêu hủy.
Như vậy, tính đến ngày 18/10, cả nước còn tới 11 tỉnh có ổ dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng và tai xanh chưa qua 21 ngày.
Có thể bạn quan tâm

Ban chấp hành Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) vừa thống nhất kiến nghị Chính phủ cho thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo, dự kiến triển khai từ 15/3 đến 30/4/2012, khi đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch rộ lúa đông-xuân

Nuôi vịt chạy đồng ở ĐBSCL hầu như diễn ra quanh năm nhưng thường tăng cao vào các thời điểm thu hoạch lúa.

Hiện nay, ở huyện Cư M’Gar, vùng trọng điểm cà phê của tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều hộ mạnh dạn cưa đốn hàng nghìn ha cà phê vối hết chu kỳ kinh doanh, chọn chồi tái sinh để ghép chẻ nối ngọn bằng các dòng cà phê vô tính chọn lọc mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Gia đình anh Ama Nghé, ở xã Ea Tur là một điển hình với 1 ha cà phê sau khi cưa đốn chọn chồi tái sinh và ghép chẻ nối ngọn đã cho thu nhập mỗi năm trên 100 triệu đồng.

Trong khi giá heo và gia cầm đang trên đà tuột dốc thảm hại thì giá bò ở Bình Định vẫn đứng ở mức cao, đầu ra rất thênh thang. Những hộ chăn nuôi bò ở tỉnh này đang tở mở ăn nên làm ra.

Vùng tây nam Nghệ An mấy ngày qua nắng nóng trên 41oC; khu vực Cửa Rào (Tương Dương); Châu Khê, Cam Lâm (Con Cuông) nhiệt độ ngoài trời lên đến trên 42oC.