Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Liên Minh Sản Xuất Và Thu Mua Lúa Giống Xác Nhận: Doanh Nghiệp Và Nông Dân Đều Vui

Liên Minh Sản Xuất Và Thu Mua Lúa Giống Xác Nhận: Doanh Nghiệp Và Nông Dân Đều Vui
Ngày đăng: 01/07/2012

Được sự hỗ trợ của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (CTNN) tỉnh Bình Định, Công ty TNHH Thuận Nông và HTXNN Nhơn An, xã Nhơn An (thị xã An Nhơn) đã xây dựng và thực hiện liên minh sản xuất (LMSX) lúa giống xác nhận bền vững, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực…
Theo Sở NN-PTNT Bình Định, nhu cầu thị trường về lúa giống xác nhận của các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên khoảng 74.000 tấn/năm. Ở tỉnh Bình Định, mỗi năm nông dân gieo sạ 114 ngàn ha lúa, bình quân mỗi ha cần 100 kg lúa giống xác nhận để gieo sạ. Nếu phủ kín diện tích lúa nói trên, mỗi năm tỉnh cần khoảng 11.400 tấn lúa giống xác nhận. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng ở tỉnh và trong khu vực chưa đảm bảo lượng giống này. Bởi vậy, để duy trì và phát triển lợi ích, tăng hiệu quả đầu tư, cần thiết phải xây dựng LMSX, tiêu thụ lúa giống xác nhận trên cơ sở tự nguyện giữa doanh nghiệp (DN) và nông dân nhằm thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh (SXKD) chung, vừa phục vụ sản xuất, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế của hai bên.

Năm 2011, tỉnh Bình Định tiếp tục thực hiện Dự án CTNN do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, trong đó có hợp phần hỗ trợ LMSX mới, là điều kiện thuận lợi cho DN và nông dân xây dựng và thực hiện LMSX để cùng phát triển. Được Ban quản lý Dự án CTNN tỉnh hướng dẫn, Công ty TNHH Thuận Nông và HTXNN Nhơn An đã tiến hành xây dựng LMSX lúa giống xác nhận bền vững từ tháng 12.2011 - 12.2013. LMSX này có tổng vốn đầu tư trên 9,317 tỉ đồng; trong đó, vốn của DN hơn 3,2 tỉ đồng, tổ chức xã viên nông dân đóng góp trên 3,429 tỉ đồng và dự án hỗ trợ trên 2,686 tỉ đồng. 
DN có nhiệm vụ chuyển giao kỹ thuật sản xuất và thu mua toàn bộ nông sản cho nông dân với giá cao hơn giá thị trường tại thời điểm thu mua. Tổ hợp tác gồm 153 hộ nông dân với diện tích đất sản xuất 264 ha, mỗi năm sản xuất 2 vụ, dự kiến năng suất đạt 65 tạ/ha khi thực hiện liên minh, sẽ cung cấp 1.372,8 tấn lúa giống cho DN.

Thực hiện kế hoạch SXKD của liên minh, vụ Đông Xuân 2011 - 2012, Công ty TNHH Thuận Nông đã phối hợp với tổ hợp tác (gồm 153 hộ xã viên HTXNN Nhơn An) sản xuất 66 ha lúa giống xác nhận, năng suất đạt 70 tạ/ha, sản lượng đạt 462 tấn. Trong đó, có 310 tấn lúa đảm bảo chất lượng giống, được Công ty TNHH Thuận Nông thu mua với giá 7.200 đồng/kg, cao hơn giá lúa tại thời điểm 1.200 đồng/kg. Lượng giống còn lại đã được trao đổi nội bộ trong và ngoài HTX. Cũng trong khuôn khổ của LMSX, từ năm 2011 đến nay, bà con xã viên HTXNN Nhơn An đã được hỗ trợ 40% kinh phí mua lúa giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ để phơi và bảo quản lúa, nên bà con rất phấn khởi.
Vừa qua, tại xã Nhơn An, Ban quản lý Dự án CTNN tỉnh, Công ty TNHH Thuận Nông và HTXNN Nhơn An đã tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng thực hiện LMSX và tiêu thụ lúa giống xác nhận bền vững. Ông Nguyễn Xuân Hân, Chủ nhiệm HTXNN Nhơn An, cho biết: “HTX có 2.671 xã viên, 541 ha đất sản xuất lúa. Diện tích sản xuất ở địa phương đảm bảo được nước tưới, xã viên tiếp nhận và áp dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật vào thực tế sản xuất, nên năng suất và sản lượng lúa đạt khá cao. Tuy nhiên, sản phẩm làm ra chủ yếu bán cho thương lái với giá thấp và không ổn định, nên hiệu quả đầu tư không cao. Việc LMSX lúa giống xác nhận là điều kiện tốt để bà con xã viên khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất, tăng hiệu quả đầu tư, tăng thu nhập”.

Ông Nguyễn Đình Chương, Giám đốc Công ty TNHH Thuận Nông, cho rằng: Thực hiện LMSX, chúng tôi sẽ chủ động được nguồn hàng, việc hoạch định chiến lược kinh doanh thuận lợi hơn, tăng hiệu quả đầu tư. Vụ Thu năm 2012, Công ty tiếp tục phối hợp với tổ nông dân của HTX tham gia LMSX 66 ha lúa giống xác nhận tại 2 thôn Thanh Liêm và Thuận Thái (xã Nhơn An). Công ty sẽ thu mua lúa giống xác nhận theo đúng cam kết, nhằm đảm bảo lợi ích cho đôi bên”.
Đánh giá về hiệu quả của LMSX lúa giống xác nhận bền vững giữa Công ty TNHH Thuận Nông và tổ HTXNN Nhơn An, bà Trần Thị Kim Oanh, Phó Giám đốc Ban quản lý Dự án CTNN tỉnh, khẳng định: LMSX là điều kiện thuận lợi để liên kết các nông hộ sản xuất nhỏ lẻ thành một tổ chức có sự quản lý chặt chẽ, thống nhất, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, đảm bảo yêu cầu của thị trường. Qua đó, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, tăng thu nhập và góp phần giải quyết việc làm ổn định cho xã viên.

Có thể bạn quan tâm

Dịch Lở Mồm Long Móng Diễn Biến Phức Tạp Dịch Lở Mồm Long Móng Diễn Biến Phức Tạp

Các cơ quan chức năng Quảng Trị đang nỗ lực phòng chống dịch lở mồm long móng ở gia súc tại một số xã ở huyện Gio Linh. Từ đầu tháng 11 đến nay, trên địa bàn huyện Gio Linh đã xuất hiện thêm 43 con trâu, bò nhiễm bệnh, nâng tổng số gia súc bị nhiễm bệnh đến thời điểm hiện tại trên toàn tỉnh là 278 con.

14/11/2013
Thị Trường Lúa Giống Vào Mùa Thị Trường Lúa Giống Vào Mùa

Do tình hình mưa bão cộng với triều cường còn ở mức cao nên người dân sẽ không xuống giống kịp theo lịch thời vụ đợt 1 mà ngành nông nghiệp tỉnh đưa ra là từ ngày 9 đến 15-11. Theo đó, nhiều khả năng bà con sẽ xuống giống tập trung ở đợt 2 từ 25-11 đến 1-12 và đợt 3 từ 12 đến 18-12. Thời điểm này, nông dân cũng đã bắt đầu mua lúa giống để chuẩn bị gieo sạ cho vụ lúa chính trong năm. Hiện các giống lúa xác nhận như: OM 5451, OM 4900,OM 4218, IR 50404,… được cơ sở, đại lý bán dao động từ 11.000-11.500 đồng/kg, giảm từ 1.000-1.500 đồng/kg so với cùng kỳ. Nguyên nhân, do giá lúa hàng hóa trong vụ Thu đông vừa qua luôn ở mức thấp nên giá lúa giống từ đó cũng giảm theo. Mặc dù giá đã giảm, nhưng sức mua của người dân không mấy khả quan trong những ngày qua.

14/11/2013
Nông Dân Cần Tính Toán Chuyện Đầu Tư Nông Dân Cần Tính Toán Chuyện Đầu Tư

Những ngày qua trên thị trường liên tục phát đi tín hiệu về giá cà phê giảm mạnh và sau đó là mối lo toan lời-lỗ của nông dân. Ðiều đáng quan tâm là phía sau câu chuyện lời-lỗ này, đang buộc nhiều nông dân cần phải tính toán lại chuyện đầu tư, tránh theo kiểu cảm tính như trước đây.

14/11/2013
Từ Hiệu Quả Của Cây Nếp Phú Tân (An Giang) Từ Hiệu Quả Của Cây Nếp Phú Tân (An Giang)

Người dân vùng Phú Tân (An Giang) từ lâu luôn tự hào về cây nếp trên “lãnh địa” của mình bởi bên cạnh lợi thế được huyện, tỉnh quy hoạch trồng trên diện rộng, áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất và chất lượng, cây nếp còn cho hiệu quả kinh tế khá cao, vừa xây dựng thương hiệu hạt nếp Phú Tân ngon, dẻo đặc trưng, vừa giúp bánh phồng Phú Mỹ vươn xa ra thị trường các tỉnh bạn. Tuy nhiên, đang có nhiều nông dân ở địa phương khác “ăn theo” nếp Phú Tân, tạo nên tình trạng mất cân đối trong quy hoạch cơ cấu cây trồng.

14/11/2013
Chè Sạch Từ Ý Thức Đến Sản Phẩm Chè Sạch Từ Ý Thức Đến Sản Phẩm

Vài năm trở lại đây, đặc biệt từ sau Festival Chè lần thứ nhất, nhận thức về làm nghề chè của người dân Thái Nguyên đã có một sự thay đổi lớn, ý thức rất rõ ràng tầm quan trọng của việc bảo vệ thương hiệu chè sạch.

14/11/2013