Liên Kết Với Nông Dân Phát Triển Chăn Nuôi Bò Sữa

Sáng ngày 5-6, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh đã có chuyến khảo sát tại khu chăn nuôi tập trung Xuân Thành (huyện Xuân Lộc) thuộc dự án Khu liên hiệp công nông nghiệp Dofico (Agropark) do Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (Dofico) làm chủ đầu tư.
Đại diện của Dofico cho biết, đến nay dự án chăn nuôi tại Xuân Thành có tổng diện tích 188,5 hécta đã cơ bản hoàn tất khâu bồi thường, giải tỏa mặt bằng. Hiện chỉ còn 2 trường hợp chưa chấp nhận di dời, đã được huyện Xuân Lộc ra thông báo và sẽ tổ chức cưỡng chế.
Dự án đã thu hút được 3 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất con giống và trang trại chăn nuôi heo với diện tích thuê khoảng 65 hécta. Trong năm 2014, khu xử lý chất thải tập trung với tổng vốn đầu tư khoảng 20 tỷ đồng sẽ được triển khai tại đây.
Ngoài ra, tại khu trồng trọt và chăn nuôi tập trung ở xã Xuân Tâm (huyện Xuân Lộc) đã có 300/534 hécta được chi trả bồi thường. Theo kế hoạch, dự án Trung tâm chăn nuôi bò và chế biến sữa Dofico sẽ được thành lập.
Dự kiến trong quý IV năm 2014, Dofico sẽ cho di dời đàn bò sữa hiện hữu của Công ty cổ phần bò sữa Đồng Nai từ Long Thành về. Năm 2015, đơn vị sẽ nhập thêm khoảng 500 con giống bò sữa.
Hiện Trung tâm đã trồng được khoảng 10 hécta cỏ chăn nuôi. Đây sẽ là nguồn giống gốc để phát triển những đồng cỏ chăn nuôi sau này. Qua đó, xây dựng chuỗi liên kết cung cấp giống bò, giống cỏ; chuyển giao, hỗ trợ về kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho nông dân.
Tại buổi làm việc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh yêu cầu Dofico phải mở rộng việc liên kết, thu hút nông dân cùng tham gia trên tinh thần đôi bên cùng có lợi. Việc triển khai dự án Agropark phải gắn với sự phát triển và tạo cơ hội cho nông dân địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, nghề nuôi cá tra không chỉ diễn ra tại 4 nước vùng hạ lưu sông Mê Kông như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và Lào, mà nhiều nước khác trên thế giới cũng đã bắt đầu đẩy mạnh sản xuất loài cá này nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và hướng đến thị trường xuất khẩu.

Theo đó, tôm sú loại 20 con/kg được thương lái mua 255.000 - 260.000 đồng/kg; loại 30 con/kg khoảng 225.000 đồng/kg. Tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg giá 100.000 đồng/kg, loại 90 con/kg giá 103.000 đồng/kg và 80 con/kg là 110.000 đồng/kg.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị định về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp.

Theo anh Trung thì trước đây, do diện tích lớn nên nhu cầu giống hoa cho mỗi vụ trồng rất nhiều, cứ mỗi lần vào vụ lại xuất hiện tình trạng khan hiếm giống. Gia đình phải tất bật liên hệ, tìm kiếm nguồn cung khắp nơi và mua giống với giá cao. Cũng vì thế nên giống hoa nhiều lúc không đảm bảo chất lượng, cây trồng kém phát triển, củ không nảy mầm tốt. Gia đình luôn rơi vào tình thế bị động trong việc tìm nguồn giống…

Ngày 26/11, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Đắk Song tổ chức hội thảo đầu bờ, đánh giá mô hình trình diễn sản xuất rau cải bẹ xanh an toàn tại hộ bà Trần Thị Thu ở thôn 8, xã Thuận Hà với quy mô 1.000 m2.