Liên Kết Sản Xuất Và Tiêu Thụ Lúa Gạo

Ngày 16/12, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và đại diện 13 sở NNPTNT các tỉnh ĐBSCL đã ký biên bản ghi nhớ về việc liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo trên cánh đồng mẫu lớn.
Theo đó, các sở NNPTNT địa phương, VFA và Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cùng phối hợp sản xuất và xuất khẩu gạo theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. Tương ứng với 13 tỉnh sẽ xây dựng thành 13 vùng nguyên liệu sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, quy mô 500-1.000 ha, có thể mở rộng theo nhu cầu của doanh nghiệp (DN).
Theo cam kết, VFA sẽ đại diện các DN xuất khẩu gạo, đảm trách cung ứng vật tư đầu vào, đặt hàng nông dân giống lúa cần cho xuất khẩu. Đồng thời cam kết tiêu thụ hết lúa hàng hóa trong vùng nguyên liệu theo giá thị trường, tổ chức hệ thống thương lái, làm thương hiệu cho gạo xuất khẩu.
Cục Trồng trọt đảm trách việc kiểm tra các quy trình sản xuất, phối hợp với các bên xác định bộ giống lúa xuất khẩu cho từng vùng nguyên liệu. Các sở NNPTNT sẽ lo quy hoạch vùng nguyên liệu, tổ chức sản xuất, giám sát thực hiện hợp đồng giữa nông dân và DN.
Có thể bạn quan tâm

Tại hội nghị, nhà máy đã công bố chính sách thu mua mía nguyên liệu vụ ép 2014-2015. Công ty có chính sách trợ giá cho người trồng mía vùng gần là 50 ngàn đồng/tấn, cùng với mức trợ giá thu hoạch 10 ngàn đồng/tấn, tính ra giá mía thu mua thực tế tại ruộng vùng gần nhà máy là 895 ngàn đồng/tấn và các vùng khác là 845 ngàn đồng/tấn.

Đến thời điểm này, Bộ phận khuyến nông thuộc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) đã tiến hành chấm rẫy mía được 130 hộ dân đăng ký vào Câu lạc bộ trồng mía đạt năng suất 200 tấn/ha/năm, chủ yếu trên địa bàn huyện Phụng Hiệp và TX.Ngã Bảy.

Áp dụng có hiệu quả những tiến bộ khoa học – kỹ thuật, đồng thời tận dụng được rơm, rạ sau thu hoạch mùa vụ. Hiện nay, nghề trồng nấm ở xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du đang được nhân rộng và giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn, góp phần từng bước giảm nghèo có hiệu quả trên địa bàn huyện.

Cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2014, Hà Nội đón nhận vài đợt không khí lạnh. Cùng với gió lạnh là mưa kéo dài nhiều ngày. Độ ẩm ngoài trời của Hà Nội cũng vì thế mà giữ ở mức cao, có nhiều ngày độ ẩm ở mức trên 90%. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến rau xanh tại các vùng sản xuất của Hà Nội bị chết hàng loạt.

Những năm gần đây, nông dân nhiều địa phương đã trồng xen hoặc chuyển đổi vườn tạp, vườn cà phê kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả chất lượng cao như bơ sáp, sầu riêng cơm vàng hạt lép, chôm chôm... theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong đó phải kể đến huyện Krông Pak, trồng nhiều loại cây ăn trái cho giá trị cao như sầu riêng, bơ, mít, vải…