Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Liên kết sản xuất nâng cao chuỗi giá trị giống lúa ST20 Sóc Trăng

Liên kết sản xuất nâng cao chuỗi giá trị giống lúa ST20 Sóc Trăng
Ngày đăng: 24/10/2015

Giống ST20 mang nhiều đặc điểm nổi trội như có mùi thơm; hạt gạo trong, rất dài và thon phù hợp tiêu chuẩn gạo thơm BE 2541 của Thái Lan; cơm dẻo, vị ngọt; hàm lượng đạm cao hơn gấp rưỡi gạo thường.

Nhờ chất lượng gạo thơm ngon đặc biệt nên giá gạo ST20 luôn bán được giá cao ở cả thị trường trong nước (20 – 25 ngàn đồng/kg) và xuất khẩu (có thể đạt giá 800 USD/tấn).

Với giá bán này, chuỗi giá trị gạo ST20 là một trong những chuỗi giá trị lúa gạo đạt hiệu quả cao hàng đầu hiện nay.

Theo đó, các công ty liên kết với các Hợp tác xã (HTX), Tổ hợp tác (THT) xây dựng vùng nguyên liệu bằng cách đầu tư giống ST20 tốt, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với sản xuất lúa thơm và hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm làm ra.

Trung tâm Khuyến nông, phòng Nông nghiệp & PTNT tập huấn, hướng dẫn nông dân canh tác theo đúng quy trình sản xuất lúa thơm ST20.

Chính việc sản xuất lúa “bài bản” đã tạo ra sản phẩm ST20 “chính hiệu”, có chất lượng bảo đảm nên bán được giá cao.

Liên kết sản xuất lúa thơm ST20 đem lại “lợi ích kép” cho cả người trồng lúa lẫn doanh nghiệp.

Người sản xuất bớt được các khâu trung gian ở cả đầu vào lẫn đầu ra, nên giảm được chi phí; doanh nghiệp có được nguyên liệu đồng đều, bảo đảm chất lượng ổn định.

Ông Nguyễn Văn Của ở THT sản xuất lúa Mỹ Lợi A, thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa cho biết, nông dân trong THT hợp đồng với Công ty TNHH ADC sản xuất lúa ST20 trong các vụ mùa nắng đạt năng suất trung bình 6,8 tấn/ha, giá bán 6.500 – 6.600 đồng/kg (cao hơn lúa thơm khác khoảng 1.000 đồng/kg), lợi nhuận bình quân đạt gần 30 triệu đồng/ha, gấp rưỡi so với trồng các giống lúa khác.

Còn nông dân Nguyễn Phú Quốc, phường 2, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng cho rằng, giống ST20 có thời gian sinh trưởng 110 - 115 ngày đối với lúa sạ thẳng nên thích hợp ở vùng trồng 2 vụ lúa/năm;

Giống ST20 thấp và cứng cây, dễ làm, năng suất không thua kém bao nhiêu so với các giống phổ biến tại địa phương, được bao tiêu với giá cao nên ai cũng phấn khởi và yên tâm sản xuất.

 

Tham quan lúa ST20 Sóc Trăng

Ông Nguyễn Minh Trí - Trưởng trạm Khuyến nông thị xã Ngã Năm lưu ý nông dân sản xuất ST20 nên sạ thưa, thời vụ thích hợp là vụ Đông Xuân chính vụ (tránh thời tiết lạnh rơi vào giai đoạn hoa lúa đang hình thành hạt phấn); bón bổ sung phân trung vi lượng để tăng chất lượng gạo; thu hoạch đúng độ chín để hạn chế rơi rụng.

Được biết, nhiều doanh nghiệp đã và đang liên kết với các HTX, THT để sản xuất lúa ST20 cả ở vùng chuyên lúa và tôm – lúa tại Sóc Trăng và Cà Mau với diện tích hàng ngàn ha, được chính quyền hoan nghênh và nông dân đồng tình hưởng ứng.


Có thể bạn quan tâm

Đổi Đời Sau 3 Năm Xây Dựng Nông Thôn Mới Đổi Đời Sau 3 Năm Xây Dựng Nông Thôn Mới

Những con đường bê tông phẳng lì, những ngôi nhà ngày một khang trang, các cánh đồng sản xuất nông nghiệp trù phú... Đó là những đổi thay có thể nhìn thấy được ngay ở xã điểm nông thôn mới Tân Thịnh, huyện Lạng Giang. Còn nhớ, cách đây 3 năm (năm 2009), khi được Ban Bí thư Trung ương chọn làm xã điểm đại diện cho vùng trung du miền núi phía Bắc để xây dựng nông thôn mới (NTM), Tân Thịnh còn ngổn ngang công việc, chưa tiêu chí nào đạt được.

22/11/2013
Hiệu Quả Mô Hình Chăn Nuôi Kết Hợp Hiệu Quả Mô Hình Chăn Nuôi Kết Hợp

Để phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình và xã hội, đã có không ít nông dân mạnh dạn, năng động, dám nghĩ, dám làm, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất, thoát khỏi sự gò bó, hạn hẹp của kinh tế hộ nhỏ lẻ, hình thành mô hình sản xuất theo hướng trang trại, vận hành theo cơ chế thị trường. Kinh tế trang trại thực chất là doanh nghiệp tư nhân sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Có thể nói, kinh tế trang trại ở tỉnh ta hiện phát triển khá mạnh, tăng nhanh về số lượng, với đa dạng các loại hình tổ chức sản xuất trên các lĩnh vực của sản xuất nông nghiệp, như trang trại trồng trọt, chăn nuôi, trang trại thuỷ sản, lâm nghiệp, trang trại theo mô hình VAC.

22/11/2013
Cá - Cần Hoàng Lương Cá - Cần Hoàng Lương

Từ con cá và những ruộng rau cần, người dân xã Hoàng Lương, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đã trở nên khá giả, đời sống sung túc. Nhiều cánh đồng đạt mức thu 300 triệu đồng/ha/năm. Chủ trương hình thành vùng sản xuất rau an toàn tại đây tiếp tục mở ra cơ hội mới cho nông dân xã Hoàng Lương đẩy mạnh thâm canh, nâng cao hiệu quả kinh tế.

22/11/2013
Thôn Riễu Giàu Lên Nhờ Trồng Hoa Lay Ơn Thôn Riễu Giàu Lên Nhờ Trồng Hoa Lay Ơn

Gần 10 năm qua, đời sống của người dân thôn Riễu, xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang) đang ngày một khấm khá hơn từ nghề trồng hoa lay ơn. Thôn Riễu từ lâu đã có nghề trồng hoa cung cấp cho TP Bắc Giang, các huyện lân cận và một số tỉnh ngoài. Những năm trước khi chưa có cây hoa lay ơn, người dân chỉ trồng lúa, rau màu và một số loài hoa như cúc, violet nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Từ khi có một số hộ trong thôn đem giống hoa lay ơn về trồng thì diện tích trồng hoa ngày càng được mở rộng.

22/11/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Thâm Canh Cá Rô Phi NOGIP IV Tại Vùng Chuyển Đổi Thủy Sản Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Thâm Canh Cá Rô Phi NOGIP IV Tại Vùng Chuyển Đổi Thủy Sản

Năm 2013, Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư Thái Bình đã xây dựng đề án mô hình thâm canh cá rô phi NOGIP IV tại các vùng chuyển đổi của xã Thụy Thanh (huyện Thái Thụy), xã Phú Xuân (thành Phố Thái Bình), xã Quỳnh Trang (huyện Quỳnh Phụ) và xã Tây Tiến (huyện Tiền Hải).

22/11/2013