Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Liên Kết Sản Xuất Để Hướng Đến Thị Trường Tiêu Thụ Ổn Định

Liên Kết Sản Xuất Để Hướng Đến Thị Trường Tiêu Thụ Ổn Định
Ngày đăng: 28/10/2014

Trên lĩnh vực cây ăn trái, hiện có các tổ hợp tác (THT) được chứng nhận VietGAP như: THT bưởi da xanh Phú Thành, THT nhãn Long Hòa, THT bưởi da xanh Hòa Nghĩa, THT măng cụt Long Thới, THT sản xuất trái chôm chôm Tiên Phú, THT sầu riêng Sơn Định, THT sầu riêng xã Hưng Khánh Trung B, THT bưởi da xanh Thành Triệu, THT chôm chôm Lộc Hiệp, THT chôm chôm Vĩnh Lộc, HTX bưởi da xanh xã Phú Nhuận.

Riêng THT chôm chôm Phú Phụng và THT bưởi da xanh xã Nhơn Thạnh (Bến Tre) được công nhận GlobalGAP. Mỗi THT có diện tích từ 3 đến dưới 20ha. Chi phí đầu tư cho THT được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP thấp nhất hơn 100 triệu đồng và cao nhất hơn 700 triệu đồng. Chứng nhận GlobalGAP có thời hạn 3 năm nhưng mỗi năm phải tiến hành tái chứng nhận.

Còn VietGAP 2 năm phải tiến hành tái chứng nhận; kinh phí bằng ¼ so với chứng nhận. Nguồn kinh phí chứng nhận cho các THT này do Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, Hiệp hội Làm vườn, Vốn sự nghiệp nông nghiệp, Dự án QSEAP, Vốn Khoa học và Công nghệ và doanh nghiệp tài trợ. Chi phí tái chứng nhận do THT và doanh nghiệp chi trả.

Theo ông Nguyễn Văn Thượng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, thời gian qua, ngành Nông nghiệp đã tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăm sóc cây trồng theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm; triển khai các chính sách hỗ trợ THT và doanh nghiệp; hội thảo liên kết đầu vào và đầu ra trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và hội thảo liên kết 4 nhà. Đến thời điểm này, các THT liên kết trong sản xuất hình thành chưa nhiều, gây trở ngại cho nông dân lẫn doanh nghiệp.

Nông dân sản xuất sản phẩm sạch, với số lượng chưa nhiều, còn tập trung vào thời vụ. Doanh nghiệp không thể ký kết với đối tác tiêu thụ trong cung cấp thường xuyên sản phẩm an toàn. Ông Thượng khẳng định: Hiện chưa có doanh nghiệp nào xuất khẩu trực tiếp sản phẩm được chứng nhận GlobalGAP hay VietGAP vào thị trường khó tính, phải qua một hoặc vài tầng nấc trung gian.

Một vài doanh nghiệp tăng giá thu mua sản phẩm cho THT được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP nhằm khuyến khích sản xuất. Sản phẩm được chứng nhận sản xuất theo quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường có uy tín trên thế giới nên giá cả không chênh lệch so với sản phẩm sản xuất truyền thống.

Ông Thượng cho rằng, ngay thời điểm này, cần tuyên truyền để nông dân thay đổi cách suy nghĩ. Nông dân cần nhận thức, nội bộ những người sản xuất cùng chủng loại cây trồng phải liên kết lại, thống nhất quy trình sản xuất, tạo sản phẩm mẫu mã đồng đều, số lượng lớn.

Nông dân tiến thêm bước nữa là liên kết với doanh nghiệp để tìm đầu ra sản phẩm. Doanh nghiệp có sản phẩm an toàn, với số lượng lớn và đảm bảo thường xuyên mới xuất khẩu sang thị trường uy tín, với giá cao.

Cũng theo ông Thượng, không riêng lĩnh vực cây ăn trái mà vật nuôi cũng thế. Ngành nông nghiệp đang đẩy mạnh tập huấn thay đổi nhận thức trong sản xuất, phải thay phương thức sản xuất truyền thống bằng quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm. Sản phẩm của nông dân làm ra phải hướng đến thị trường tiêu thụ, người tiêu dùng. Người nông dân phải cung cấp những sản phẩm mà thị trường cần, không phải sản phẩm mình có nhưng không đáp ứng yêu cầu khó tính của người tiêu dùng.

Sau khi tổ chức tập huấn, ngành nông nghiệp có định hướng hình thành THT liên kết sản xuất theo yêu cầu. Đây là điều kiện để nông dân liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Khi hàng hóa xuất khẩu ổn định vào các thị trường thế giới, nông dân mới thấy sự chênh lệch về giá so với tiêu thụ nội địa.

Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh rất quan tâm đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; đề cập đến việc, nông dân phải sản xuất theo quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm, mời gọi doanh nghiệp về nông thôn để gắn kết tiêu thụ sản phẩm. Thu nhập, mức sống của người dân nông thôn được cải thiện, rút ngắn khoảng cách với thành thị, thể hiện sự thành công trong tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.


Có thể bạn quan tâm

Vai Trò Của Hội Nông Dân Tham Gia Phát Triển Kinh Tế Và Xây Dựng Nông Thôn Mới Vai Trò Của Hội Nông Dân Tham Gia Phát Triển Kinh Tế Và Xây Dựng Nông Thôn Mới

Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là cuộc vận động đòi hỏi phải có sự nỗ lực tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Là thành viên trong Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh, các cấp Hội Nông dân thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao vai trò trách nhiệm của hội trong các phong trào nông dân và xây dựng nông thôn mới.

21/11/2013
Ngọt Ngào Bưởi Lương Phong Ngọt Ngào Bưởi Lương Phong

Những ngày này, khách hàng tấp nập về xã Lương Phong (Hiệp Hoà- Bắc Giang) thu mua bưởi Diễn đưa đi tiêu thụ khắp nơi trong cả nước. Những trái bưởi vàng tươi, thơm ngát giữa cái rét đậm cuối năm mang lại niềm vui cho người dân nơi đây.

21/11/2013
Đảng Viên Phạm Văn Xô Gương Mẫu Đi Đầu Đảng Viên Phạm Văn Xô Gương Mẫu Đi Đầu

Là đảng viên trẻ, gánh vác trọng trách tuyên truyền, vận động nông dân phát triển kinh tế, anh luôn đi đầu trong phong trào sản xuất, tìm hướng đi mới cho kinh tế của thôn, trong đó phát triển mạnh các loại cây rau màu chế biến xuất khẩu. Cùng đó, anh lãnh đạo nhân dân duy trì sản xuất lạc đông, trực tiếp tổ chức sản xuất, thu mua và bao tiêu sản phẩm.

21/11/2013
Quyết Chí Lập Nghiệp Trên Quê Hương Quyết Chí Lập Nghiệp Trên Quê Hương

Cần cù lao động, không ngừng tìm hiểu đưa vào thị trường những sản phẩm mộc dân dụng mới, Nguyễn Văn Toàn (ảnh), Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) đồ gỗ mỹ nghệ Toàn Thịnh đã góp phần xây dựng vùng quê Trung Đồng, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) ngày càng trù phú. Anh vinh dự là một trong ba gương mặt trẻ tiêu biểu của tỉnh nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2012 do Trung ương Đoàn trao tặng.

21/11/2013
Đồng Tâm Xây Dựng Nông Thôn Mới Đồng Tâm Xây Dựng Nông Thôn Mới

Ngồi trò chuyện cùng tôi, ông Xưởng nguyên là Trưởng phòng Hành chính Nông Trường Yên Thế nhắc tới một câu chuyện gợi lại một thời khốn khó của Nông Trường mà cũng là khó khăn chung của cả đất nước. Nông Trường Yên Thế được thành lập ngày 3-1-1966, với tên gọi ban đầu là Nông Trường Quốc Doanh Yên Thế (tách ra từ Nông Trường Quốc Doanh Bố Hạ). Trải qua bao thăng trầm, tới ngày 6-11-2008 thì Nông Trường giải thể để thành lập xã Đồng Tâm. Để có cái tên Đồng Tâm là cả một sự trăn trở của bao người. Anh Dương Văn Thế, Chủ tịch UBND xã tâm sự cùng tôi: “Đảng ủy bàn bạc tìm được tên rồi còn tranh thủ xin ý kiến của các đảng viên lão thành, những cán bộ chủ chốt của Nông Trường nay đã về hưu.” Mọi người thống nhất với tên mới Đồng Tâm. Một cái tên gợi lên bao điều: Là ý chí quyết tâm của Đảng bộ với 200 đảng viên; là sự đồng lòng chung sức của cả một xã mới với 788 hộ và 2.651 nhân khẩu.

21/11/2013