Liên Kết Nuôi Gà Thịt Hiệu Quả

Đó là anh Nguyễn Xuân Long, ở thôn Xuân Mỹ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Anh cho biết: Trước năm 2001 anh làm nghề sản xuất bay, bàn chà bán cho cánh thợ nề. Thấy đất vườn nhà rộng nên anh mua 200 gà ta giống về nuôi chơi, không ngờ “làm giỡn, ăn thiệt”, sau gần 3 tháng xuất chuồng lãi 4 triệu đồng.
Thấy nuôi gà có ăn, anh bỏ nghề làm bay, theo nghiệp chăn nuôi, nâng đàn lên vài ngàn con/lứa và nuôi theo hình thức liên kết, ai có vườn rộng anh bỏ vốn đầu tư ban đầu làm chuồng trại, hỗ trợ thú y, con giống và lo đầu ra; công chăm gà do chủ hộ tự làm theo hướng dẫn, đến khi gà được xuất chuồng thì hai bên “cưa” đôi số lãi.
Với cách làm trên, mỗi năm anh Long có đến 7 - 8 hộ nuôi liên kết, tổng đàn gà lên hơn 84.000 con/năm, riêng anh lãi trên 200 triệu đồng/năm. Hiện giờ anh còn liên kết 4 hộ với tổng đàn lên trên 15.000 con, 20 ngày nữa là xuất chuồng.
Ông Nguyễn Ngọc An, ở cùng thôn Xuân Mỹ, đang liên kết nuôi gà cùng anh Long, chia sẻ: Đất vườn mình rộng nên cùng anh Long phát triển nuôi gà, mỗi lứa nuôi 3.500 con, khoảng 1 tháng nữa là xuất chuồng, nếu giá giữ như hiện nay cầm chắc lãi gần chục triệu đồng.
Theo anh Long, thường thì liên kết nuôi năm đầu, sang năm thứ 2 thì hộ nuôi đã nắm vững kỹ thuật, tự lo phát triển đàn, còn mình tìm liên kết với các hộ khác có nhu cầu.
Cách làm trên không những chăn nuôi có hiệu quả, phát triển thêm nhiều hộ chăn nuôi gà trong xã tham gia mà còn nhân rộng gia trại nuôi gà ra đối tác ngoài xã, như Phước Sơn, Phước Quang, Phước Hòa…
Kinh nghiệm nuôi gà của anh là chọn mặt bằng xây chuồng trại thoáng mát xa khu dân cư, chọn giống gà từ các cơ sở có uy tín, phòng bệnh theo quy trình và cuối cùng là khâu chăm sóc.
“Nói thiệt lúc đầu nuôi gà chưa am hiểu kỹ thuật mấy, nhờ tham dự các lớp tập huấn do Hội Nông dân và ngành chức năng “cầm tay chỉ việc” nuôi theo phương pháp “an toàn sinh học” nên nuôi đâu được đấy, tỉ lệ hao hụt đàn không đáng kể, gà chóng lớn” - anh Long chia sẻ. Anh được bình bầu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi nhiều năm liền và được UBND tỉnh, UBND huyện Tuy Phước, Hội Nông dân tỉnh tặng nhiều bằng khen, giấy khen.
Có thể bạn quan tâm

Theo Phòng NN-PTNT huyện, nhờ thực hiện thành công các chương trình nông nghiệp trọng tâm như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nông nghiệp công nghệ cao và tái canh cà phê, huyện Đam Rông nay đã có khoảng 7.000 ha cà phê, trong đó có 1.600 ha cà phê catimo năng suất và chất lượng cao.

Thôn Bản Tẳng, xã Bằng Khánh (Lộc Bình - Lạng Sơn) có 76 hộ đồng bào dân tộc Tày. Đời sống bà con chủ yếu dựa vào nương rẫy, canh tác trên đất dốc, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp. Do đó, những năm gần đây, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển hướng sang thực hiện chăn nuôi trâu, bò vỗ béo đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) có đến 40ha ruộng đất bị bỏ hoang 5 năm nay và đáng chú ý là có thôn tới hơn 50% số hộ dân bỏ ruộng không cấy với diện tích hơn 89.000m2.

Mặc dù cao su vẫn là chủ lực của kinh tế xã Long Tân, nhưng thời gian gần đây, địa phương này đang rộ lên phong trào chăn nuôi. Cũng từ đây, nhiều hộ nông dân đã khá lên nhờ những vật nuôi mà họ vẫn nghĩ không mang lại lợi nhuận cao.

Tại văn bản mới đây về việc “Tăng cường quản lý sản xuất, tiêu thụ rau đảm bảo an toàn thực phẩm, UBND tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu Sở NN-PTNT “Chỉ đạo các địa phương tập trung đầu tư sản xuất rau an toàn tại các vùng sản xuất rau an toàn đã được quy hoạch… Chỉ đạo Thanh tra Sở NN-PTNT, Chi cục BVTV tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nhất là thuốc BVTV, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm…”.