Liên Kết Nuôi Gà Thịt Hiệu Quả

Đó là anh Nguyễn Xuân Long, ở thôn Xuân Mỹ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Anh cho biết: Trước năm 2001 anh làm nghề sản xuất bay, bàn chà bán cho cánh thợ nề. Thấy đất vườn nhà rộng nên anh mua 200 gà ta giống về nuôi chơi, không ngờ “làm giỡn, ăn thiệt”, sau gần 3 tháng xuất chuồng lãi 4 triệu đồng.
Thấy nuôi gà có ăn, anh bỏ nghề làm bay, theo nghiệp chăn nuôi, nâng đàn lên vài ngàn con/lứa và nuôi theo hình thức liên kết, ai có vườn rộng anh bỏ vốn đầu tư ban đầu làm chuồng trại, hỗ trợ thú y, con giống và lo đầu ra; công chăm gà do chủ hộ tự làm theo hướng dẫn, đến khi gà được xuất chuồng thì hai bên “cưa” đôi số lãi.
Với cách làm trên, mỗi năm anh Long có đến 7 - 8 hộ nuôi liên kết, tổng đàn gà lên hơn 84.000 con/năm, riêng anh lãi trên 200 triệu đồng/năm. Hiện giờ anh còn liên kết 4 hộ với tổng đàn lên trên 15.000 con, 20 ngày nữa là xuất chuồng.
Ông Nguyễn Ngọc An, ở cùng thôn Xuân Mỹ, đang liên kết nuôi gà cùng anh Long, chia sẻ: Đất vườn mình rộng nên cùng anh Long phát triển nuôi gà, mỗi lứa nuôi 3.500 con, khoảng 1 tháng nữa là xuất chuồng, nếu giá giữ như hiện nay cầm chắc lãi gần chục triệu đồng.
Theo anh Long, thường thì liên kết nuôi năm đầu, sang năm thứ 2 thì hộ nuôi đã nắm vững kỹ thuật, tự lo phát triển đàn, còn mình tìm liên kết với các hộ khác có nhu cầu.
Cách làm trên không những chăn nuôi có hiệu quả, phát triển thêm nhiều hộ chăn nuôi gà trong xã tham gia mà còn nhân rộng gia trại nuôi gà ra đối tác ngoài xã, như Phước Sơn, Phước Quang, Phước Hòa…
Kinh nghiệm nuôi gà của anh là chọn mặt bằng xây chuồng trại thoáng mát xa khu dân cư, chọn giống gà từ các cơ sở có uy tín, phòng bệnh theo quy trình và cuối cùng là khâu chăm sóc.
“Nói thiệt lúc đầu nuôi gà chưa am hiểu kỹ thuật mấy, nhờ tham dự các lớp tập huấn do Hội Nông dân và ngành chức năng “cầm tay chỉ việc” nuôi theo phương pháp “an toàn sinh học” nên nuôi đâu được đấy, tỉ lệ hao hụt đàn không đáng kể, gà chóng lớn” - anh Long chia sẻ. Anh được bình bầu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi nhiều năm liền và được UBND tỉnh, UBND huyện Tuy Phước, Hội Nông dân tỉnh tặng nhiều bằng khen, giấy khen.
Có thể bạn quan tâm

Sáng nay (19/11), tại tỉnh Sóc Trăng, Hội Nghề cá Việt Nam phối hợp với Tổng Cục thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Ứng dụng VietGAP trong phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững tại Việt Nam”. Đại diện các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của vùng ĐBSCL, các tỉnh ven biển, ngành, hội, các tổ chức Quốc tế có liên quan tham dự.

Hiện nay, diện tích chuyên NTTS ở các vùng triều trên địa bàn tỉnh là 18.050 ha, trong đó, nuôi nước ngọt 10.350 ha; nuôi nước mặn, lợ 7.700 ha. Để hoạt động NTTS của người dân đạt hiệu quả, ngay từ đầu vụ nuôi ngành thủy sản đã phối hợp với các địa phương tăng cường tập huấn, hướng dẫn cho nông dân về các đối tượng nuôi, quy trình kỹ thuật nuôi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa.

Chi cục Nông - lâm sản và Thủy sản cho biết, toàn tỉnh hiện có trên 20 cơ sở sản xuất khô được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, số cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận còn khá nhiều. Đơn vị đang tiếp tục hướng dẫn cơ sở hoàn thiện thủ tục theo đúng quy định để việc sản xuất khô đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chỉ với những cột "chà" được làm bằng tre và lá dừa thả chìm dưới đáy biển ngư dân ở các xã bãi ngang ven biển Mộ Đức (Quảng ngãi) đã có thể dụ được cá, mực... vào trú ngụ để đánh bắt. Thả "chà" là một "sáng tạo đặc biệt" của những ngư dân vùng bãi ngang từ bao đời nay.

Hiện toàn huyện Định Quán đang có 148 trang trại, hộ gia đình tham gia nuôi cá sấu với tổng cộng trên 94 ngàn cá thể. Đây là loài động vật hung dữ, vì vậy ngoài việc yêu cầu các hộ chăn nuôi tuân thủ nghiêm ngặt về quy cách chuồng trại, đòi hỏi các ngành chức năng phải có biện pháp để đảm bảo an toàn trong chăn nuôi.