Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Liên Kết Nuôi Chim Cút

Liên Kết Nuôi Chim Cút
Ngày đăng: 27/05/2013

Những năm gần đây, nghề nuôi chim cút phát triển khá mạnh ở Quảng Nam, trong đó Điện Bàn là địa phương có nhiều hộ tham gia nhất. Để nghề này phát triển bền vững, Hội ND đã vận động, hướng dẫn các hộ nuôi chim liên kết, hợp tác với nhau.

Hướng đi đúng

Chủ tịch Hội ND xã Điện Thắng Bắc - ông Nguyễn Thanh Lịch cho hay, từ năm 2005 đến nay, nghề nuôi chim cút ở xã phát triển rộng khắp với trên 1/3 số hộ tham gia (trên 500 hộ). Trong đó, chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại (nuôi trên 2.000 con trở lên/trại) có trên 100 hộ. Với giá trứng cút hiện nay, những hộ nuôi từ 2.000 con chim cút đẻ trứng trở lên có thu nhập trên 20 triệu đồng/tháng.

Anh Trần Phước Nam - một ND nuôi cút lâu năm ở xã Điện Thắng Bắc cho biết, gia đình anh đang nuôi trên 10.000 con cút đẻ trứng. “Nếu chăm sóc tốt thì số lượng trứng thu được trên 90% đàn nuôi. Trừ các chi phí công chăm sóc, thức ăn… mỗi tháng gia đình tôi thu trên 35 triệu đồng, bình quân mỗi năm lãi hơn 400 triệu đồng” - anh Phước cho hay. Anh còn xây dựng lò ấp trứng lộn và ấp con giống. Hiện nay anh có 9 lò ấp trứng và trong lò ấp thường xuyên có 70.000 trứng. “Trứng cút lộn là món ăn hấp dẫn, nên người tiêu dùng khá ưa thích, vì thế thị trường tiêu thụ hiện nay khá mạnh” - anh Nam cho hay.

Liên kết để nâng cao hiệu quả

Ông Trần Phước Hoan- Phó Chủ tịch UBND xã Điện Thắng Bắc thông tin, nghề nuôi chim cút đã giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 600 lao động ở địa phương. Nhờ nghề này mà nhiều hộ có thu nhập ổn định. Chính quyền phối hợp với Hội ND xã khuyến khích người dân nuôi chim cút, đặc biệt tạo mọi điều kiện thuận lợi để các hộ nuôi chim cút liên kết với nhau để phát triển nghề bền vững.

“Trên địa bàn xã có một số hộ vừa nuôi chim cút với quy mô lớn, vừa nuôi cút đẻ trứng, cung cấp con giống, thức ăn… cho nhiều hộ rồi bao tiêu luôn sản phẩm. Đây là mô hình liên kết khá hiệu quả, người nuôi hưởng nhiều cái lợi. Khi liên kết, ND sẽ yên tâm về con giống nên không bị dịch bệnh; giá thành, đầu ra của sản phẩm thường xuyên ổn định. Địa phương sẽ khuyến khích các hộ chăn nuôi theo hướng liên kết này” - ông Hoan khẳng định.

Theo ông Nguyễn Như Thịnh - Chủ tịch Hội Làm vườn huyện Điện Bàn, nếu nuôi chim cút với quy mô nhỏ ND sẽ không hưởng được cơ chế khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, an toàn dịch bệnh (theo Quyết định số 35/2012 của UBND tỉnh Quảng Nam). Huyện có khuyến khích các hộ liên kết để mở rộng chăn nuôi theo quy mô lớn... Ông Thịnh cho biết, 5 năm lại đây, phong trào nuôi chim cút thịt, cút đẻ trứng ở Điện Bàn phát triển nhanh. Riêng các xã Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Trung và Điện Thắng Nam đã có hơn 150 hộ nuôi chim cút với quy mô lớn, thu nhập 300 - 400 triệu đồng/hộ/năm, trong đó một số hộ đạt trên 1 tỷ đồng/năm.

”Nếu chăm sóc tốt thì số lượng trứng thu được trên 90% đàn nuôi. Trừ các chi phí công chăm sóc, thức ăn... mỗi tháng gia đình tôi thu trên 35 triệu đồng” - Anh Trần Phước Nam.


Có thể bạn quan tâm

Trữ Lúa Chờ Giá Trữ Lúa Chờ Giá

Mặc dù chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo đã có hiệu lực từ ngày 20-2, thế nhưng, giá mua lúa trong dân thời gian qua vẫn chưa được cải thiện và còn nhiều điều nghịch lý, từ đó làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của người trồng lúa. Nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã quyết định phơi lúa trữ lại dù chi phí cho mùa vụ cũ còn đó và đang đối mặt với đầu tư vốn liếng cho vụ lúa mới.

17/03/2013
Bảo Vệ Nguồn Lợi Hải Sản Ven Bờ: Khi Cộng Đồng Vào Cuộc Bảo Vệ Nguồn Lợi Hải Sản Ven Bờ: Khi Cộng Đồng Vào Cuộc

Bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ là một trong những hoạt động thiết thực thể hiện tình yêu biển đảo của ngư dân Quảng Nam. Mô hình “đồng quản lý vùng biển” là ví dụ sinh động.

17/03/2013
Hiệu Quả Từ Khai Thác Thủy Sản Ở Bạc Liêu Hiệu Quả Từ Khai Thác Thủy Sản Ở Bạc Liêu

Chỉ trong hơn 2 tháng đầu năm 2013, ngư dân tỉnh Bạc Liêu đã khai thác gần 20.000 tấn thủy sản các loại, trong đó tôm đạt gần 2.800 tấn, còn lại là các loại thủy sản khác như cá và mực. Hiện tại, dù giá thủy sản không tăng so với năm trước, nhưng hầu hết ngư dân đều có lãi sau mỗi chuyến biển vì đạt sản lượng. Cụ thể, đối với tàu lưới lãi từ 1 - 3 triệu đồng/ngày, nghề lưới cá chim lãi từ 12 - 17 triệu đồng/chuyến/5 - 6 ngày; nghề lưới tôm thẻ lãi 6 - 10 triệu đồng/chuyến; nghề lưới cá chét lãi từ 10 - 15 triệu đồng/chuyến/ 3 - 4 ngày… Riêng tàu đánh bắt xa bờ, lãi từ 100 triệu đến vài trăm triệu đồng/chuyến đi biển từ 1 - 3 tháng.

19/03/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Ong Lấy Mật Ở Thạnh Tây (Tây Ninh) Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Ong Lấy Mật Ở Thạnh Tây (Tây Ninh)

Nghề nuôi ong lấy mật ở xã Thạnh Tây đã có từ khá lâu, tuy nhiên trước đây phần lớn là do Vườn quốc gia Gò Gò - Xa Mát tổ chức nuôi. Đến khoảng đầu năm 2013, khi VQG mở lớp đào tạo kỹ thuật và cung cấp con giống cho người dân ở xã Thạnh Tây thì nghề nuôi ong lấy mật mới được nông dân tiếp cận và phát triển. Tuy đây là một mô hình còn khá mới mẻ nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, giúp người dân nâng cao thu nhập.

19/03/2013
Tiếp Tục Phát Triển Nuôi Cá Điêu Hồng, Cá Rô Phi Tiếp Tục Phát Triển Nuôi Cá Điêu Hồng, Cá Rô Phi

Công ty cổ phần kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn (APT Co.) cho biết, công ty đã ký hợp đồng đại lý độc quyền và tiêu thụ nhiều mặt hàng thủy sản với thương hiệu APT tại Hàn Quốc. Ngoài ra, công ty hiện đang sản xuất thêm nhiều mặt hàng thủy sản tinh chế như chả giò, chạo tôm, há cảo… và thủy hải sản khô như cá chỉ vàng, cá điêu hồng... để chào hàng vào thị trường EU, Nhật, Hàn Quốc… Đây là nhóm mặt hàng giá trị gia tăng đem lại hiệu quả cao.

22/03/2013