Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Liên kết làm giàu nuôi heo không lo đầu ra

Liên kết làm giàu nuôi heo không lo đầu ra
Ngày đăng: 07/09/2015

Trang trại heo của ông Nguyễn Đình Thông

Những năm trước đây gia đình ông Thông gặp nhiều khó khăn trong việc chăn nuôi heo vì số lượng ít, chuồng trại xây sơ sài, gây ô nhiễm môi trường, chưa kể những lo toan mỗi khi heo mắc dịch bệnh. Vì vậy, ông nuôi được vài lứa thì dừng.

Ông rời quê, đi nhiều nơi làm thuê kiếm sống. Khi vào Đồng Nai, thấy có người dân ở đây làm giàu từ chăn nuôi heo do liên kết với một doanh nghiệp, tạo thu nhập ổn định, ông Thông ấp ủ một ngày sẽ nuôi heo theo cách này.

Năm 2012, ông Thông về quê, tìm đến Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam đặt vấn đề liên kết chăn nuôi heo. “Công ty rất kỹ, họ cho người đi kiểm tra chuồng trại, thử nước có đảm bảo không, sau đó mới ký hợp đồng. Công ty cung cấp toàn bộ giống, thức ăn và các loại thuốc tiêm phòng cho đàn heo. Đặc biệt, vấn đề đầu ra không phải lo vì cứ đạt trọng lượng quy định thì công ty sẽ đưa xe đến tiêu thụ”, ông Thông nói.

Trang trại chăn nuôi heo của ông Thông được đầu tư hơn 5 tỉ đồng, nằm trên một khu đồi núi thấp, gần như biệt lập với khu dân cư, được chia làm 3 trại khép kín. Mỗi trại rộng 1.200 m2, thả nuôi từ 1.100 - 1.200 con heo thịt. Để phát triển lâu dài, ông Thông áp dụng mô hình chuồng trại nuôi heo trong hệ thống phòng lạnh khép kín.

Các trại đều có hệ thống lọc không khí và hệ thống làm mát. Anh Nguyễn Tiến (28 tuổi), quản lý trang trại, cho biết: “Khi heo mới nhập trại thì thường để nhiệt độ chuồng 31 - 320C. Heo được khoảng 2 tháng thì đặt 29 - 300C, từ sau hai tháng đến khi xuất chuồng thì điều chỉnh nhiệt độ 28 - 290C. Heo giống mới nhập trang trại nặng khoảng 5,2 - 6 kg, sau khoảng 5 tháng thì đạt 90 - 105 kg/con và xuất bán”.

Theo ông Thông, từ ngày liên kết với doanh nghiệp nuôi heo, trang trại heo của ông chưa bao giờ bị dịch bệnh. Việc ứng dụng mô hình chuồng trại khép kín nhằm đảm bảo môi trường ổn định. Do đó, dù trang trại luôn nuôi cùng lúc 3.400 con heo, nhưng chuồng vẫn không có mùi hôi. Ngoài ra, ông Thông còn xây dựng hệ thống biogas khoảng 1.500 m2 để phát điện cung cấp lại cho toàn bộ trang trại.

Ông Thông cho biết, mặc dù quy định của công ty khá khắt khe về chất lượng như: tỷ lệ nạc, trọng lượng heo... nhưng đàn heo của ông luôn được đánh giá có chất lượng cao.

Mỗi năm, ông nuôi hai lứa heo, trừ chi phí thì lãi 400 - 500 triệu đồng/lứa. “Việc hợp tác này đôi bên cùng có lợi, để cuối cùng cho ra những sản phẩm chất lượng cao. Khi hợp tác, người nông dân vừa có cơ hội tiếp cận những cách làm hiện đại, vừa yên tâm sản xuất”, ông Thông đúc kết.


Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu cua ghẹ sang Australia tăng 236,5% trong tháng 5 Xuất khẩu cua ghẹ sang Australia tăng 236,5% trong tháng 5

Trong cơ cấu thị trường XK, Australia chỉ chiếm 2,4% nhưng XK sang thị trường này năm nay tăng rất nhanh. Theo thống kê của Hải quan, trong 5 tháng đầu năm, XK cua ghẹ từ Việt Nam sang Australia đạt 889 nghìn USD, tăng 185% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 5, XK cua ghẹ sang Australia tăng 236,5%.

16/07/2015
Xốc lại ngành chăn nuôi Xốc lại ngành chăn nuôi

Áp lực hội nhập quốc tế đang đến rất gần, nhất là Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sắp được ký kết khiến Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát rốt ráo chỉ đạo tìm giải pháp xốc lại ngành chăn nuôi - lĩnh vực được xem là có sức cạnh tranh kém nhất trong nông nghiệp.

16/07/2015
Băn khoăn thịt gia cầm ngoại Băn khoăn thịt gia cầm ngoại

Mặc dù chưa chính thức tham gia vào các hiệp định về tự do hóa thương mại để nông sản của các nước có thể trao đổi, xuất và nhập khẩu vào thị trường chung với thuế suất thấp nhưng thịt gia cầm châu Âu và Mỹ đã có mặt ở khắp thị trường Việt Nam với giá còn rẻ hơn cả ở nơi xuất đi…

16/07/2015
Chăn nuôi chú trọng chất lượng Chăn nuôi chú trọng chất lượng

Thiên tai, dịch bệnh, giá cả thấp... là những khó khăn phát triển ngành chăn nuôi. Vì vậy, đề án tái cơ cấu nông nghiệp, Sở Nông nghiệp- PTNT sẽ tập trung tái thiết lại ngành này, hướng nông dân làm ăn bài bản, chú trọng chất lượng hơn là sản lượng.

16/07/2015
Hồi sinh nghề trồng dâu, nuôi tằm Hồi sinh nghề trồng dâu, nuôi tằm

Cách đây hơn 10 năm, nghề trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói chung và một số huyện, thành phía Nam nói riêng bị “tụt dốc”. Vài năm trở lại đây, với nhiều cách thức nuôi tằm mới cùng với nhiều giống dâu cho năng suất, chất lượng cao hơn đã giúp nghề trồng dâu, nuôi nằm dần được “hồi sinh”.

16/07/2015