Liên kết làm giàu nuôi heo không lo đầu ra

Trang trại heo của ông Nguyễn Đình Thông
Những năm trước đây gia đình ông Thông gặp nhiều khó khăn trong việc chăn nuôi heo vì số lượng ít, chuồng trại xây sơ sài, gây ô nhiễm môi trường, chưa kể những lo toan mỗi khi heo mắc dịch bệnh. Vì vậy, ông nuôi được vài lứa thì dừng.
Ông rời quê, đi nhiều nơi làm thuê kiếm sống. Khi vào Đồng Nai, thấy có người dân ở đây làm giàu từ chăn nuôi heo do liên kết với một doanh nghiệp, tạo thu nhập ổn định, ông Thông ấp ủ một ngày sẽ nuôi heo theo cách này.
Năm 2012, ông Thông về quê, tìm đến Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam đặt vấn đề liên kết chăn nuôi heo. “Công ty rất kỹ, họ cho người đi kiểm tra chuồng trại, thử nước có đảm bảo không, sau đó mới ký hợp đồng. Công ty cung cấp toàn bộ giống, thức ăn và các loại thuốc tiêm phòng cho đàn heo. Đặc biệt, vấn đề đầu ra không phải lo vì cứ đạt trọng lượng quy định thì công ty sẽ đưa xe đến tiêu thụ”, ông Thông nói.
Trang trại chăn nuôi heo của ông Thông được đầu tư hơn 5 tỉ đồng, nằm trên một khu đồi núi thấp, gần như biệt lập với khu dân cư, được chia làm 3 trại khép kín. Mỗi trại rộng 1.200 m2, thả nuôi từ 1.100 - 1.200 con heo thịt. Để phát triển lâu dài, ông Thông áp dụng mô hình chuồng trại nuôi heo trong hệ thống phòng lạnh khép kín.
Các trại đều có hệ thống lọc không khí và hệ thống làm mát. Anh Nguyễn Tiến (28 tuổi), quản lý trang trại, cho biết: “Khi heo mới nhập trại thì thường để nhiệt độ chuồng 31 - 320C. Heo được khoảng 2 tháng thì đặt 29 - 300C, từ sau hai tháng đến khi xuất chuồng thì điều chỉnh nhiệt độ 28 - 290C. Heo giống mới nhập trang trại nặng khoảng 5,2 - 6 kg, sau khoảng 5 tháng thì đạt 90 - 105 kg/con và xuất bán”.
Theo ông Thông, từ ngày liên kết với doanh nghiệp nuôi heo, trang trại heo của ông chưa bao giờ bị dịch bệnh. Việc ứng dụng mô hình chuồng trại khép kín nhằm đảm bảo môi trường ổn định. Do đó, dù trang trại luôn nuôi cùng lúc 3.400 con heo, nhưng chuồng vẫn không có mùi hôi. Ngoài ra, ông Thông còn xây dựng hệ thống biogas khoảng 1.500 m2 để phát điện cung cấp lại cho toàn bộ trang trại.
Ông Thông cho biết, mặc dù quy định của công ty khá khắt khe về chất lượng như: tỷ lệ nạc, trọng lượng heo... nhưng đàn heo của ông luôn được đánh giá có chất lượng cao.
Mỗi năm, ông nuôi hai lứa heo, trừ chi phí thì lãi 400 - 500 triệu đồng/lứa. “Việc hợp tác này đôi bên cùng có lợi, để cuối cùng cho ra những sản phẩm chất lượng cao. Khi hợp tác, người nông dân vừa có cơ hội tiếp cận những cách làm hiện đại, vừa yên tâm sản xuất”, ông Thông đúc kết.
Có thể bạn quan tâm

Trong những thành công đó phải kể đến việc thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và đổi mới hình thức tổ chức sản xuất sử dụng vốn trực tiếp từ chương trình nông thôn mới được triển khai trên địa bàn 9 xã của huyện. Với con số trên một trăm mô hình, đề án thu hút hàng ngàn hộ, nhóm hộ, hợp tác xã tham gia, hưởng lợi thực sự là con số ấn tượng góp phần phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.

Phát huy hiệu quả mô hình cánh đồng mẫu lớn từ những vụ sản xuất trước, vụ xuân năm nay huyện Cẩm Khê chỉ đạo nhân rộng cánh đồng sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, ba cùng: Cùng trà, cùng giống, cùng áp dụng biện pháp kỹ thuật ở 12 xã, thị trấn với tổng diện tích thực hiện là 768ha.

Sau 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã Điện Phong đã huy động hơn 54 tỷ đồng tập trung bê tông hóa 54km đường giao thông nội đồng, giao thông nông thôn, kiên cố hóa 11km kênh mương thủy lợi cùng nhiều công trình phúc lợi xã hội khác.

Cuối tuần rồi, lên xã Tam Dân thuộc huyện Phú Ninh dự tiệc mừng nhà mới của đứa bạn thời sinh viên, Tư tôi thấy vợ chồng anh Sáu Ngọc Tú cùng mấy người làm công đang thu hoạch vườn chuối mốc. Gia đình anh Sáu có 1 sào đất vườn, hàng chục năm nay quanh đi quẩn lại họ cũng chỉ biết trồng sắn. Tuy nhiên, do năng suất củ sắn tươi đạt không cao, giá bán sản phẩm lại quá thấp nên vụ nào loại cây trồng này cũng cho mức lãi ròng rất ít, thậm chí có mùa thâm luôn cả vốn.

Trước thực trạng dịch bệnh hoành hành trên những vườn tiêu Tiên Phước và sự khan hiếm nguồn giống gốc sạch bệnh, thời gian qua, đã có nhiều đề tài, mô hình, dự án nghiên cứu nhằm phục hồi và phát triển loài cây bản địa này. Giai đoạn 2012 - 2013, Trạm Bảo vệ thực vật huyện cũng đã tiến hành một số mô hình liên quan tới phục hồi và phát triển giống tiêu bản địa.