Liên kết làm giàu nuôi heo không lo đầu ra

Trang trại heo của ông Nguyễn Đình Thông
Những năm trước đây gia đình ông Thông gặp nhiều khó khăn trong việc chăn nuôi heo vì số lượng ít, chuồng trại xây sơ sài, gây ô nhiễm môi trường, chưa kể những lo toan mỗi khi heo mắc dịch bệnh. Vì vậy, ông nuôi được vài lứa thì dừng.
Ông rời quê, đi nhiều nơi làm thuê kiếm sống. Khi vào Đồng Nai, thấy có người dân ở đây làm giàu từ chăn nuôi heo do liên kết với một doanh nghiệp, tạo thu nhập ổn định, ông Thông ấp ủ một ngày sẽ nuôi heo theo cách này.
Năm 2012, ông Thông về quê, tìm đến Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam đặt vấn đề liên kết chăn nuôi heo. “Công ty rất kỹ, họ cho người đi kiểm tra chuồng trại, thử nước có đảm bảo không, sau đó mới ký hợp đồng. Công ty cung cấp toàn bộ giống, thức ăn và các loại thuốc tiêm phòng cho đàn heo. Đặc biệt, vấn đề đầu ra không phải lo vì cứ đạt trọng lượng quy định thì công ty sẽ đưa xe đến tiêu thụ”, ông Thông nói.
Trang trại chăn nuôi heo của ông Thông được đầu tư hơn 5 tỉ đồng, nằm trên một khu đồi núi thấp, gần như biệt lập với khu dân cư, được chia làm 3 trại khép kín. Mỗi trại rộng 1.200 m2, thả nuôi từ 1.100 - 1.200 con heo thịt. Để phát triển lâu dài, ông Thông áp dụng mô hình chuồng trại nuôi heo trong hệ thống phòng lạnh khép kín.
Các trại đều có hệ thống lọc không khí và hệ thống làm mát. Anh Nguyễn Tiến (28 tuổi), quản lý trang trại, cho biết: “Khi heo mới nhập trại thì thường để nhiệt độ chuồng 31 - 320C. Heo được khoảng 2 tháng thì đặt 29 - 300C, từ sau hai tháng đến khi xuất chuồng thì điều chỉnh nhiệt độ 28 - 290C. Heo giống mới nhập trang trại nặng khoảng 5,2 - 6 kg, sau khoảng 5 tháng thì đạt 90 - 105 kg/con và xuất bán”.
Theo ông Thông, từ ngày liên kết với doanh nghiệp nuôi heo, trang trại heo của ông chưa bao giờ bị dịch bệnh. Việc ứng dụng mô hình chuồng trại khép kín nhằm đảm bảo môi trường ổn định. Do đó, dù trang trại luôn nuôi cùng lúc 3.400 con heo, nhưng chuồng vẫn không có mùi hôi. Ngoài ra, ông Thông còn xây dựng hệ thống biogas khoảng 1.500 m2 để phát điện cung cấp lại cho toàn bộ trang trại.
Ông Thông cho biết, mặc dù quy định của công ty khá khắt khe về chất lượng như: tỷ lệ nạc, trọng lượng heo... nhưng đàn heo của ông luôn được đánh giá có chất lượng cao.
Mỗi năm, ông nuôi hai lứa heo, trừ chi phí thì lãi 400 - 500 triệu đồng/lứa. “Việc hợp tác này đôi bên cùng có lợi, để cuối cùng cho ra những sản phẩm chất lượng cao. Khi hợp tác, người nông dân vừa có cơ hội tiếp cận những cách làm hiện đại, vừa yên tâm sản xuất”, ông Thông đúc kết.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên, những khó khăn trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu cùng sự áp đặt ngày càng khắt khe của đối tác thông qua các rào cản kỹ thuật, thuế chống bán phá giá... đang là thách thức lớn đối với ngành thủy sản những tháng cuối năm.

Theo Nghị quyết của Đảng bộ thị xã Ngã Bảy, cuối năm nay địa phương sẽ xây dựng xã Tân Thành đạt danh hiệu xã nông thôn mới và xã Hiệp Lợi đạt vào năm 2015. Những ngày qua, toàn Đảng bộ và nhân dân nơi đây đang quyết tâm xây dựng và hoàn thành các tiêu chí còn lại để được công nhận xã nông thôn mới.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm Việt Nam sáu tháng đầu năm đạt gần 1,8 tỷ USD. Dự kiến, xuất khẩu tôm năm 2014 có thể vượt mốc 3,5 tỷ USD, nếu tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh và thị trường thuận lợi.

Cho vay nông nghiệp nông thôn hiện là cuộc chạy đua mới của các ngân hàng thương mại. Sự chuyển hướng này không chỉ làm theo định hướng chính sách, mà chính tình trạng nghẽn đầu ra cho tín dụng buộc các ngân hàng phải tự khơi thông dòng chảy mới cho các khoản vay.

Nỗi lo dư lượng Oxytetracyline thể hiện khá rõ ở thị trường Nhật Bản. Trong quý 1 năm nay, XK tôm sang Nhật Bản tăng trưởng rất ấn tượng. Trong tháng 1, kim ngạch XK tôm sang Nhật Bản tăng tới 64% so với cùng kỳ năm ngoái, tháng 2 tăng 67%, tháng 3 tăng 1,2%. Tính ra, trong cả quý 1, kim ngạch XK tôm tăng 33%.