Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Liên Kết Hướng Đi Mới Trong Phát Triển Chăn Nuôi Ở Hậu Lộc (Thanh Hóa)

Liên Kết Hướng Đi Mới Trong Phát Triển Chăn Nuôi Ở Hậu Lộc (Thanh Hóa)
Ngày đăng: 26/12/2013

Trước thực trạng chăn nuôi của nhiều địa phương đang gặp khó khăn, tổng đàn gia súc, gia cầm có chiều hướng giảm. Nhưng với mô hình liên kết trong chăn nuôi giữa các hộ dân với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam ở huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đã và đang mở ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi.

Đầu năm 2012, thông qua chính quyền xã Minh Lộc, 11 hộ gia đình đã ký hợp đồng liên kết với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam xây dựng 11 trang trại chăn nuôi. Theo đó, các hộ tham gia mô hình đầu tư từ 400 – 600 triệu đồng để xây dựng trang trại, phía công ty hỗ trợ con giống, thức ăn, thuốc thú y, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm.

Việc xây dựng mô hình liên kết bước đầu đem lại hiệu quả rõ rệt đối với người chăn nuôi. Đến nay, xã Minh Lộc đã xây dựng được 3 khu chăn nuôi liên kết với 47 trang trại, gồm: 36 trang trại nuôi lợn và 11 trang trại nuôi gà, do hộ gia đình làm chủ với tổng vốn đầu tư xây dựng trang trại hàng trăm tỷ đồng. Bình quân, mỗi trang trại nuôi từ 5.000 – 10.000 con gà và từ 500 – 1.000 con lợn. Mặc dù thị trường có nhiều biến động nhưng mô hình liên kết này vẫn trụ vững và làm ăn có hiệu quả.

Anh Nguyễn Văn Ngạn, xã Minh Lộc, cho biết: Trước đây, gia đình anh chỉ chăn nuôi theo hình thức gia trại, vì vậy chuồng trại và điều kiện chăn nuôi không bảo đảm, dịch bệnh luôn có nguy cơ bùng phát cao, rủi ro lớn. Từ khi tham gia mô hình liên kết chăn nuôi với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, quy trình chăn nuôi được thực hiện và kiểm soát nghiêm ngặt, rủi ro do dịch bệnh hầu như không có. Không những thế, do được công ty bao tiêu sản phẩm, nên thị trường tiêu thụ luôn được bảo đảm, không lo bị tư thương ép giá, dù thị trường có biến động thì người chăn nuôi vẫn có lãi.

Không chỉ anh Ngạn mà nhiều hộ gia đình hiện đang có trang trại chăn nuôi theo hình thức liên kết tại xã Minh Lộc đều có chung nhận định trên. Bởi vậy, hình thức chăn nuôi này đang ngày càng được nhân rộng trên địa bàn huyện Hậu Lộc.

Hiện tại, ngoài xã Minh Lộc, các xã Phú Lộc, Liên Lộc, Quang Lộc cũng đã có hàng chục trang trại liên kết với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam. Theo đó, người chăn nuôi phải bảo đảm nghiêm ngặt về thức ăn, phòng dịch cũng như vệ sinh môi trường. Đầu ra sản phẩm được công ty liên kết bảo đảm bao tiêu toàn bộ trong vòng 5 năm. Ước tính: 1 trang trại nuôi từ 5.000 con gà trở lên trong vòng 2 tháng sẽ cho thu nhập từ 20 đến 25 triệu đồng; nuôi từ 1.000 con lợn trở lên trong vòng 2,5 đến 3 tháng sẽ thu lợi nhuận từ 70 đến 100 triệu đồng.

Từ những kết quả ban đầu, huyện Hậu Lộc đã có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân nhân rộng mô hình chăn nuôi liên kết. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Liên, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hậu Lộc, cho biết: Sau một thời gian triển khai, nhận thấy việc chăn nuôi theo hình thức liên kết thực sự đem lại hiệu quả cho người chăn nuôi nên huyện đã có chính sách tạo điều kiện thuận lợi về hành lang pháp lý, giảm phí thuê mặt bằng những năm đầu cho các hộ dân, tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi được vay vốn ưu đãi để phát triển chăn nuôi nhằm khuyến khích người chăn nuôi có thêm động lực, mạnh dạn mở rộng quy mô.

Thực tế chứng minh, việc hình thành và phát triển mô hình chăn nuôi liên kết ở Hậu Lộc đang là 1 hướng đi mới không những phù hợp với xu hướng phát triển chăn nuôi mà còn là lời giải để giải quyết những khó khăn mà ngành chăn nuôi đang gặp phải.


Có thể bạn quan tâm

Phát triển chăn nuôi từ manh mún sang quy mô trang trại Phát triển chăn nuôi từ manh mún sang quy mô trang trại

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua huyện Tiên Du (Bắc Ninh) quy hoạch và chuyển đổi 295,5 ha đất trũng cấy lúa kém hiệu quả sang phát triển kinh tế trang trại, gia trại. Tại đây, các hộ nông dân mạnh dạn đầu tư lớn cho trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và xuất hiện nhiều mô hình trang trại đạt doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

03/09/2015
Thực hiện mô hình trồng cỏ nuôi bò ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt lần đầu tiên tại thị xã Ayun Pa (Gia Lai) Thực hiện mô hình trồng cỏ nuôi bò ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt lần đầu tiên tại thị xã Ayun Pa (Gia Lai)

Mô hình trồng cỏ ứng dụng phương pháp tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel lần đầu tiên đã được triển khai tại thị xã Ayun Pa (Gia Lai); đây là công nghệ tưới nước thích hợp nhất hiện nay không chỉ cho người nông dân trồng cỏ mà còn áp dụng được với các loại cây trồng cạn khác ở Ayun Pa.

03/09/2015
Ứng dụng quy trình chăn nuôi gà thịt đạt tiêu chuẩn VietGAP Ứng dụng quy trình chăn nuôi gà thịt đạt tiêu chuẩn VietGAP

Vừa qua, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang đã tiến hành nghiệm thu, đánh giá xếp loại B đề tài "Ứng dụng quy trình chăn nuôi gà thịt đạt tiêu chuẩn VietGAP", do Chi cục Quản lý Nông - Lâm sản và Thủy sản chủ trì, Kỹ sư Phan Ngọc Tâm làm chủ nhiệm.

03/09/2015
Gà công nghiệp tăng giá trở lại Gà công nghiệp tăng giá trở lại

Hiện gà công nghiệp bán tại trại có giá 24 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 4 ngàn đồng/kg so với hồi đầu tháng. Giá gà tăng do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm này của thị trường đang rất tốt.

03/09/2015
Hỗ trợ thức ăn giải pháp tích cực bảo bệ đàn gia súc vượt qua hạn hán Hỗ trợ thức ăn giải pháp tích cực bảo bệ đàn gia súc vượt qua hạn hán

Từ đầu năm đến nay, do hạn hán kéo dài đã làm ảnh hưởng rất lớn đến đàn gia súc có sừng của các địa phương trong tỉnh Ninh Thuận. Để giúp nông dân duy trì sản xuất, tỉnh đã chi hơn 46 tỷ đồng từ nguồn kinh phí chống hạn của Trung ương hỗ trợ hộ chăn nuôi mua thức ăn cho gia súc. Động thái tích cực này đã góp phần giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi.

03/09/2015