Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Liên kết đưa trái cây miền Nam về Hà Nội

Liên kết đưa trái cây miền Nam về Hà Nội
Ngày đăng: 12/11/2015

Do đó, tại buổi làm việc giữa Sở NN&PTNT Hà Nội và Sở NN&PTNT 2 tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long ngày 9/11, đại diện các địa phương đều nhất trí quan điểm cần có cơ chế liên kết sâu bằng các chuỗi giá trị sản phẩm.

Thiếu đầu ra bền vững

Tiền Giang và Vĩnh Long được coi là những "vựa trái cây" lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với nhiều loại trái cây đặc sản cung cấp cho thị trường cả nước cũng như xuất khẩu.

Theo đánh giá của Sở NN&PTNT Tiền Giang, cây ăn quả là thế mạnh nhất trong ngành trồng trọt của tỉnh với diện tích gần 73.000ha, trong đó vùng trồng xoài cát Hòa Cát 3.100ha ở Cái Bè, vú sữa Lò Rèn 2.600ha, sầu riêng Ngũ Hiệp 8.200ha, dứa 15.600ha, thanh long 4.000ha… Sản lượng trái cây hàng năm của tỉnh đạt trên 1,2 triệu tấn.

Đáng chú ý, Tiền Giang là tỉnh đầu tiên của Đồng bằng sông Cửu Long có mô hình đạt chuẩn GlobalGAP với sản phẩm vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim (huyện Châu Thành).

Trái cây của Tiền Giang được giới thiệu với người tiêu dùng Hà Nội.

Tại Vĩnh Long, diện tích trồng cây ăn quả của tỉnh hiện đạt hơn 40.800ha, sản lượng trên 400.000 tấn, trong đó những cây trồng chủ lực là bưởi Năm Roi, Cam sành, Chôm chôm, Nhãn.

Riêng vùng bưởi Năm Roi có diện tích hơn 2.000ha ở thị xã Bình Minh đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.

Cùng với trái cây, Vĩnh Long còn có vùng chuyên canh khoai lang diện tích 5.500ha tập trung tại huyện Bình Tân, nổi tiếng cả nước về chất lượng, năng suất với nhiều giống khoai như trắng sữa, bí nghệ, bí đường, tím Nhật…

Điều đáng nói, dù có nhiều thế mạnh, song đầu ra về trái cây nói riêng và nông sản nói chung của các địa phương chưa thực sự ổn định, phụ thuộc vào thương lái, nhất là thương lái Trung Quốc.

Ông Nguyễn Văn Liêm – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Vĩnh Long chia sẻ, khó khăn lớn nhất mà nông dân đã và đang phải đối mặt là thiếu bền vững trong khâu tiêu thụ.

Nông sản làm ra bán chủ yếu qua hệ thống thương lái với giá cả bấp bênh, mẫu mã không đồng nhất, sản phẩm tiêu thụ theo kiểu mạnh ai nấy làm…

Phối hợp truy xuất nguồn gốc

Hiện nay, sản xuất tại chỗ trên địa bàn Hà Nội mới đáp ứng được 55% nhu cầu rau củ tươi và 17% quả tươi.

Trên thực tế, trái cây miền Nam được vận chuyển về tiêu thụ tại các chợ đầu mối của Hà Nội khá lớn.

Tuy nhiên, với mục đích tìm nguồn cung cấp trái cây đảm bảo ATTP cho Thủ đô, thời gian qua, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức nhiều đoàn DN đi khảo sát và ký kết hợp tác tiêu thụ trái cây với các DN, HTX tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Ông Nguyễn Tiến Hưng - Giám đốc Công ty Thực phẩm sạch Biggreen cho biết, sau hoạt động này, sản lượng trái cây an toàn đưa về tiêu thụ tại hệ thống của công ty đã tăng cao.

Hiện nay, mỗi ngày công ty tiêu thụ bình quân 2 tấn trái cây, trong đó 60% lấy từ Tiền Giang.

Mặc dù bước đầu đã có sự liên kết, song nhu cầu tiêu thụ trái cây của thị trường Hà Nội vẫn rất lớn.

Tại buổi làm việc, đại diện một số DN phân phối của Hà Nội bày tỏ mong muốn tiếp tục được hợp tác với hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long nhằm tăng cường nguồn cung trái cây sạch cho Thủ đô.

Chia sẻ về vấn đề này, lãnh đạo Sở NN&PTNT Tiền Giang cho rằng, thời gian tới, việc hợp tác giữa Hà Nội và các tỉnh cần bàn sâu hơn đến chuỗi giá trị, phân khúc rõ thị trường, chủng loại sản phẩm và có cơ chế tài chính lành mạnh.

Theo đó, cần có sự tiếp sức của phía ngân hàng để đảm bảo việc hợp tác giữa các DN được thuận lợi hơn.

Đặc biệt, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ để kiểm soát chất lượng sản phẩm khi đưa về Hà Nội tiêu thụ.

Ông Nguyễn Mậu Hải – Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội cho rằng, các tỉnh phải giám sát chặt khâu sản xuất ban đầu, sơ chế, bảo quản, còn phía Hà Nội kiểm soát đầu ra, lấy mẫu giám sát chất lượng.

Bất kỳ cơ sở sản xuất nào của các tỉnh khi xuất sản phẩm về Hà Nội đều phải được chứng nhận chất lượng ATTP, có hồ sơ rõ ràng để có thể truy xuất nguồn gốc và xử lý nếu sản phẩm không an toàn.


Có thể bạn quan tâm

Thu Nhập Cao Nhờ Nuôi Cá Rô Thu Nhập Cao Nhờ Nuôi Cá Rô

Về xã Tân Trung, hỏi ông Hai Xích nuôi cá rô rất nhiều người biết bởi cái tính chịu khó, luôn tìm tòi trong sản xuất kinh tế. Ngay con đường vào nhà ông là hai ao nuôi cá rô được ông thiết kế bài bản, tạo sức hấp dẫn đối với những ai đến tham quan mô hình nuôi cá của ông.

10/03/2013
Không Nuôi Chim Yến Tại Các Khu Đô Thị Mới Và Khu Vực Trung Tâm TP. HCM Không Nuôi Chim Yến Tại Các Khu Đô Thị Mới Và Khu Vực Trung Tâm TP. HCM

UBND TP.HCM đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển TP.HCM nông thôn dự thảo Quy định về quản lý nuôi chim yến và quy hoạch vùng nuôi chim yến trên địa bàn TP đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

24/06/2013
Tỉnh Sóc Trăng Cân Nhắc Việc Sản Xuất Lúa Xuân Hè Tỉnh Sóc Trăng Cân Nhắc Việc Sản Xuất Lúa Xuân Hè

Trong cuộc họp đánh giá tình hình kinh tế-xã hội của Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng diễn ra ngày 8/3, các đại biểu đã thảo luận nội dung trọng điểm của địa phương là tình hình xâm nhập mặn, hạn hán kéo dài, gây ảnh hưởng đến việc sản xuất lúa Xuân Hè (còn gọi là lúa vụ 3) tại các địa địa bàn trong tỉnh.

11/03/2013
Làm Giàu Nhờ Cần Cù, Tiết Kiệm Làm Giàu Nhờ Cần Cù, Tiết Kiệm

Với tính cần cù, chịu khó, tinh thần say mê lao động, sau khi xuất ngũ vào năm 1980, ông Ngô Văn Chúa (ấp Tân Thới A, xã Tạ An Khương Đông) về quê bắt tay vào đa canh trên 2 ha đất do cha mẹ cho. 14 năm làm ruộng, 18 năm nuôi tôm, ông luôn là người thực hiện tốt phương châm “tích tiểu thành đa”.

24/06/2013
Thu Nhập Cao Từ Ổi Ruột Trắng Thu Nhập Cao Từ Ổi Ruột Trắng

Xã Phú Xuân (huyện Tân Phú - Đồng Nai) là nơi có nhiều diện tích đất đồi trồng cây ăn quả. Trong đó, ông Lâm Toàn Sơn ở ấp 1 là người đầu tiên đưa giống ổi ruột trắng Thái Lan về trồng trên vùng đất này. Với hơn 1,2 hécta đất vườn trũng, mỗi năm ông thu nhập hàng trăm triệu đồng từ vườn ổi giống mới này.

11/03/2013