Liên Kết Các Cơ Sở Giết Mổ Và Chăn Nuôi Lợi Cả Đôi Đường

Nhằm giúp người chăn nuôi có đầu ra ổn định và hướng tới mục tiêu cung cấp những sản phẩm chăn nuôi chất lượng, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã chủ động làm "cầu nối" để các cơ sở giết mổ và doanh nghiệp chế biến tiêu thụ sản phẩm ký kết hợp tác với cơ sở chăn nuôi trên địa bàn TP.
Trong đó, ưu tiên cho mục tiêu xây dựng vùng nguyên liệu bền vững.
Theo đại diện Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, trong năm 2013, Trung tâm đã triển khai xây dựng 7 chuỗi liên kết chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm, gồm gà đồi Ba Vì, gà đồi Sóc Sơn, vịt cỏ Vân Đình, trứng vịt Liên Châu, vịt Đại Xuyên, gà mía Sơn Tây, thịt lợn hữu cơ Bảo Châu.
Hiện các sản phẩm này đều tiêu thụ thông qua các chuỗi cửa hàng. Điển hình, chuỗi cửa hàng bán thịt lợn hữu cơ Bảo Châu nằm trong hệ thống chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ được tổ chức bởi trang trại Bảo Châu Farm. Sản phẩm thịt lợn của nhà sản xuất này đang được tiêu thụ tại 6 cửa hàng, với sản lượng trung bình từ 150 - 200 kg/ngày.
Tương tự, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch 3F do Công ty CP Thực phẩm sạch 3F phân phối có sự liên kết của 200 trại gà, 15 trại lợn rừng và trại giống gốc với 750 nái. Sản lượng tiêu thụ của công ty đạt 100.000 - 150.000 quả trứng gà sạch/ngày, 2 tấn thịt gà đã qua chế biến và khoảng 2,5 - 3 tấn thịt lợn rừng và lợn lai. Trong đó, có 80% sản lượng được tiêu thụ thông qua siêu thị, nhà hàng và cửa hàng bán lẻ...
Cũng trong năm 2013, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã đứng ra làm "cầu nối" trong việc ký kết bao tiêu sản phẩm giữa Công ty CP sản xuất kinh doanh gia súc, gia cầm (Tổng Công ty thương mại Hà Nội - Hapro) với các trang trại, HTX chăn nuôi quy mô lớn trên địa bàn TP. Trong đó, đã ký kết với trang trại của ông Nguyễn Văn Thanh - HTX chăn nuôi dịch vụ tổng hợp Hòa Mỹ (quy mô chăn nuôi lợn thịt đạt 86.000 con/năm).
Bên cạnh đó, Trung tâm đã thống nhất với Công ty Chế biến thực phẩm Vinh Anh (Thường Tín); Công ty CP Thịnh An (Vạn Phúc, Thanh Trì); Công ty thực phẩm Lan Vinh (Yên Thường, Gia Lâm) xây dựng vùng nguyên liệu thịt lợn, gà tại các cơ sở, địa phương chăn nuôi lớn trên địa bàn TP như: Vùng chăn nuôi gà xã Ba Trại, huyện Ba Vì; vùng chăn nuôi lợn huyện Ứng Hòa, thị xã Sơn Tây.
Ông Lê Đình Phượng - Giám Đốc Công ty CP Thực phẩm Foodex cho biết, trước đây, do chưa liên kết được giữa khâu sản xuất - tiêu thụ nên việc mua lợn của công ty phải qua khâu trung gian nên thường phải chịu giá bán đắt hơn so với tại trại rất nhiều. Hiện nay, cùng với việc xây dựng vùng nguyên liệu chăn nuôi lớn tại các trang trại trên địa bàn TP, công ty đã xây dựng hệ thống giết mổ lợn quy mô công nghiệp công suất 600 con lợn/ngày, với 25 cửa hàng bán lẻ và bếp ăn tập thể.
Với cách làm này, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã góp phần ổn định đầu ra cho các hộ chăn nuôi và giúp hệ thống giết mổ công nghiệp hiện đại không sợ thiếu nguồn hàng.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 7-2014 sản lượng khai thác thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 7.494 tấn, bằng 106,8% so với cùng kỳ và bằng 8,9% so với kế hoạch. Riêng hoạt động khai thác trên biển đạt 7.198 tấn, bằng 106,5% so với cùng kỳ và bằng 8,9% so với kế hoạch.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), hiện nay trên địa bàn tỉnh sâu cuốn lá lứa 6 đang phát sinh và gây hại, sâu non tuổi 1 gây hại từ ngày 8 đến 13-8-2014, đợt 2 tập trung từ ngày 15 đến 18-8-2014 trên các trà lúa mùa sớm, chính vụ và rải rác cho tới 25-8-2014 trên trà lúa cấy muộn, khả năng trong những ngày tới, nếu không có biện pháp phòng trừ tích cực, quyết liệt thì sẽ xuất hiện đợt dịch sâu cuốn lá nhỏ trên diện rộng, ở nhiều địa phương trong tỉnh, nhất là các huyện ven biển, thiệt hại do sâu gây ra sẽ là rất lớn, đặc biệt là trên diện tích trà lúa mùa muộn.

Nhằm bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) tận gốc, Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Thanh Kỳ (trên địa bàn xã Thanh Tân, huyện Như Thanh) đã giao khoán 5.482 ha rừng cho 651 hộ dân bảo vệ, chăm sóc và sản xuất theo mô hình trang trại tổng hợp, nông - lâm kết hợp chăn nuôi.

Riêng năm đầu tiên ngư dân được miễn lãi và chưa phải trả nợ gốc, phương thức và thủ tục cho vay thuận tiện, phù hợp. Đặc biệt, ngư dân chỉ phải trả lãi suất từ 1 - 3%/năm tùy thuộc vào chất liệu của vỏ tàu và tổng công suất máy chính đối với tàu đóng mới, nâng cấp.

Thời gian gần đây, Hợp tác xã (HTX) Thủy sản Rạng Đông (xã Thới Thuận, huyện Bình Đại, Bến Tre) quản lý và khai thác tài nguyên thiên nhiên con nghêu có hiệu quả. Ngoài việc được thiên nhiên ưu đãi thì việc công khai minh bạch, phát huy dân chủ cơ sở là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công chung của HTX.