Liên kết bao tiêu lúa sạch

Cty đảm nhận từ khâu làm đất, sạ lúa, phun xịt, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch và phân công cán bộ kỹ thuật theo dõi hỗ trợ nông dân. Giống được sử dụng gieo sạ là Jamines 85.
Cty ký kết với 8 hộ nông dân ở xã Long Thuận (Hồng Ngự) tham gia SX 10 ha; ký kết với HTX Đông Thành, xã Mỹ Đông (Tháp Mười) SX 11 ha cho cả 3 vụ ĐX 2015-2016, HT và TĐ 2016.
Cty bao tiêu sản phẩm lúa sạch ngay từ đầu vụ với giá 6.000 đồng/kg, đảm bảo cho nông dân canh tác đạt năng suất 6 tấn/ha lúa tươi trở lên. Trường hợp năng suất lúa dưới 6 tấn/ha, Cty sẽ bù lỗ.
Theo quy trình, ruộng SX lúa sạch chỉ sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh (nguồn gốc từ Mỹ). Cuối vụ, sẽ tổ chức hội thảo đánh giá hiệu quả thực hiện mô hình.
Có thể bạn quan tâm

Hộ ông Lê Văn Hoàng, ông Vi Thanh Hưng (phường Cam Phúc Bắc, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) thu được lợi nhuận hàng chục triệu đồng nhờ việc trồng rong sụn bằng phương pháp dây đơn trên đáy cho năng suất cao.

Anh Nguyễn Xuân Ánh ở thôn Thuận Phong, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát (Bình Định) đã thành công khi xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp tổng hợp trên diện tích đất hoang hóa với doanh thu mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Vụ mùa năm 2015 toàn tỉnh đã gieo cấy được 31.770ha lúa đạt 97,5% diện tích kế hoạch. Theo báo cáo của các địa phương và qua kiểm tra của Sở Nông nghiệp và PTNT hiện nay toàn tỉnh có gần 1.500ha lúa đã cấy bị thiếu nước, trong đó tập trung tại các huyện: Đoan Hùng 356ha; Hạ Hòa 814ha; Thanh Ba 77ha; Yên Lập 70,5ha; Cẩm Khê 63ha; Tân Sơn 116ha.

Bảo tồn cây trồng, vật nuôi bản địa là một trong những nhiệm vụ cần thiết để giữ gìn các nguồn gen đặc trưng này trước nguy cơ suy giảm, thoái hóa. Tuy nhiên, để công tác bảo tồn phát huy hiệu quả, thì câu chuyện “hậu” bảo tồn cũng cần được chú trọng để không lãng phí nguồn gen quý.

Theo thông tin từ Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Gia Lai, thời gian qua, các vùng trồng cà phê trong tỉnh đã xuất hiện bệnh rụng quả cà phê làm ảnh hưởng đến sản lượng của vụ thu hoạch tới.