Liên kết bao tiêu lúa sạch

Cty đảm nhận từ khâu làm đất, sạ lúa, phun xịt, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch và phân công cán bộ kỹ thuật theo dõi hỗ trợ nông dân. Giống được sử dụng gieo sạ là Jamines 85.
Cty ký kết với 8 hộ nông dân ở xã Long Thuận (Hồng Ngự) tham gia SX 10 ha; ký kết với HTX Đông Thành, xã Mỹ Đông (Tháp Mười) SX 11 ha cho cả 3 vụ ĐX 2015-2016, HT và TĐ 2016.
Cty bao tiêu sản phẩm lúa sạch ngay từ đầu vụ với giá 6.000 đồng/kg, đảm bảo cho nông dân canh tác đạt năng suất 6 tấn/ha lúa tươi trở lên. Trường hợp năng suất lúa dưới 6 tấn/ha, Cty sẽ bù lỗ.
Theo quy trình, ruộng SX lúa sạch chỉ sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh (nguồn gốc từ Mỹ). Cuối vụ, sẽ tổ chức hội thảo đánh giá hiệu quả thực hiện mô hình.
Có thể bạn quan tâm

Với lợi thế trên 54 ngàn ha đất rừng, người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) có tiềm năng phát triển kinh tế rừng và vườn đồi. Trong đó, nuôi ong lấy mật nhiều năm qua đã góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Thay vì nền đất hoặc xi măng truyền thống, hiện nay mô hình nuôi heo trên nền đệm lót lên men đang trở thành xu hướng nuôi mới của một số hộ dân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, trong đó có thị xã La Gi. Tác dụng mang lại là giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí đầu tư...

Tàu cá liên kết với nhau thành các tổ, đội khai thác thủy sản trên biển nhằm hỗ trợ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm cứu nạn… là chủ trương đúng đắn của nhà nước và được ngư dân tham gia tích cực.

Nằm cách xa tuyến Quốc lộ 1A với mức sống tương đối thấp, nhưng mấy năm nay, nhờ chuyển đổi mô hình sản xuất, nhất là đầu tư mô hình nuôi chim cút, hàng chục hộ dân ở tổ 20, phường Thủy Dương (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế) đã có được nguồn thu ổn định, đời sống kinh tế khấm khá hơn.

Tảo xoắn Spirulina là nguồn thực phẩm chức năng rất phổ biến ở một số nước phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức... nhưng ở Việt Nam còn khá mới mẻ vì phương pháp nuôi trồng cực kì công phu và tốn kém.