Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Liên Kết 4 Nhà Trong Chăn Nuôi Bò Sữa: Hướng Tới Sản Xuất Bền Vững

Liên Kết 4 Nhà Trong Chăn Nuôi Bò Sữa: Hướng Tới Sản Xuất Bền Vững
Ngày đăng: 16/06/2012

Việc liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với các nhà khoa học xây dựng mô hình chăn nuôi bò sữa kiểu mẫu đang mở ra nhiều hy vọng cho người nông dân. Người chăn nuôi bò sữa được cung cấp con giống tốt, hỗ trợ đào tạo kỹ thuật chăm sóc đúng quy trình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Trang trại kiểu mẫu

Tháng 3/2012, Công ty CP sữa Quốc tế (IDP) hợp tác cùng Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì (Viện Chăn nuôi) khánh thành trang trại mẫu bò sữa và đồng cỏ, với diện tích 25 ha, bao gồm các khu vực chăn nuôi bò, chuẩn bị thức ăn cho bò, khu vắt sữa với trang thiết bị hiện đại và đồng cỏ. Đây được coi là hạt nhân của việc hỗ trợ phát triển vùng chăn nuôi bò sữa ở Ba Vì và khu vực lân cận. Trang trại giúp người nông dân xây dựng mô hình chăn nuôi bò sữa theo cách làm mới, hiệu quả và bền vững.

Ngay sau khi khánh thành, trang trại mẫu đã cung cấp hàng loạt bò sữa giống tốt cho bà con nông dân trong vùng. Ngoài ra, ông Nguyễn Tuấn Dũng, Tổng Giám đốc IDP cho biết, Công ty đã mở các khóa đào tạo miễn phí và cấp chứng chỉ cho người chăn nuôi bò. IDP còn hỗ trợ nguồn vay vốn mua bò giống với số tiền 20 triệu đồng/con không tính lãi, thu hồi trong vòng 18 tháng. Cùng với đó, Công ty cũng hỗ trợ mỗi hộ 3 triệu đồng mua thùng xô chậu inox và khăn lau, khăn lọc sữa; 10 triệu đồng mua máy vắt sữa; 3 triệu đồng xây hố phân xa chuồng... Tất cả đều được thu hồi qua sản phẩm sữa và trừ dần hàng tháng.

Ông Tăng Xuân Lưu, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì cho hay, mô hình trang trại mẫu sẽ tạo điều kiện cho người nông dân nắm bắt được những kiến thức mới nhất để chăn nuôi bò sữa một cách lành nghề. Đồng thời nhập khẩu và chọn lọc những con giống, loại cỏ tốt từ trong và ngoài nước để cung cấp cho nông dân. Mô hình trên cũng góp phần tăng tính liên kết và trách nhiệm giữa các bên trong chuỗi sản xuất sản phẩm sữa.

Triển vọng mới

Với đàn bò sữa 17 con, mỗi năm cho khoảng 50 tấn sữa, việc chăm sóc tốt cho bò luôn là thách thức đối với gia đình ông Nguyễn Văn Bưởi, thôn Quýt, xã Yên Bài, huyện Ba Vì. Trực tiếp được tham quan, học tập kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa tại trang trại mẫu, ông Bưởi chia sẻ: "Chuồng nuôi bò sữa nhà tôi được cải tạo từ nền chuồng trâu cũ, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Qua tập huấn, tôi đã biết được cách làm thế nào để đàn bò khỏe mạnh, sữa tốt, chuồng trại phải cao ráo, thoáng mát, diện tích nuôi tối thiểu đạt 8 m²/con, không kể sân chơi và máng ăn…".

Thời gian qua, nhiều người chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì cũng tìm đến trang trại mẫu để mua con giống. Bà Nguyễn Thị Mai Yến, Phó Chủ tịch UBND xã Tản Lĩnh cho biết, tuy mới đi vào hoạt động được một thời gian ngắn nhưng trang trại mẫu về bò sữa đã cung cấp nguồn giống chất lượng cho người nông dân.

Chăn nuôi bò sữa là ngành mang lại thu nhập chính cho người dân trên địa bàn xã Tản Lĩnh. Toàn huyện Ba Vì có khoảng 1.500 hộ chăn nuôi bò sữa với 5.500 con, dự tính đến hết năm 2012 sẽ tăng thêm 2.500 con và đến năm 2015 sẽ tăng thêm 4.000 - 5.000 con. Nếu mô hình trang trại mẫu về chăn nuôi bò sữa thành công sẽ mở ra hướng phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi bò sữa của huyện Ba Vì nói riêng và toàn thành phố nói chung.

Để có chuồng trại đạt tiêu chuẩn về diện tích nuôi và các trang thiết bị khác, số tiền đầu tư lên tới hàng trăm triệu đồng. Bởi vậy, Nhà nước cũng như doanh nghiệp cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ cho người nông dân - Ông Nguyễn Văn Bưởi - xã Yên Bài, huyện Ba Vì.

Có thể bạn quan tâm

Tân Châu Có Gần 1.000 Ha Mía Bị Sâu Đục Thân Tân Châu Có Gần 1.000 Ha Mía Bị Sâu Đục Thân

Niên vụ 2014-2015 Tân Châu có trên 6.800 ha mía, theo trạm bảo vệ thực vật Tân Châu, diện tích cây mía bị sâu đục thân gây hại tính đến nay là gần 1.000ha, trong đó xã Tân Hưng có trên 240 ha, xã Tân Thành gần 200 ha, xã Suối Dây trên 160 ha…. Tỷ lệ nhiễm từ 5-15%.

27/11/2014
Thành Công Của Mô Hình Trồng Dưa Lê Ở Nghĩa Thành (Nam Định) Thành Công Của Mô Hình Trồng Dưa Lê Ở Nghĩa Thành (Nam Định)

Để nâng cao thu nhập cho nông dân, vụ xuân năm 2014, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Nam Định đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Nghĩa Hưng mở rộng mô hình chuyển đổi đất trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp sang trồng dưa lê với quy mô 5ha tại xã Nghĩa Thành (Nghĩa Hưng).

23/06/2014
Tây Ninh Lúng Túng Trong Phòng Trị Sâu Đục Thân Hại Mía Tây Ninh Lúng Túng Trong Phòng Trị Sâu Đục Thân Hại Mía

Còn gần 2 tháng nữa vụ thu hoạch mía 2014 – 2015 bắt đầu, trong khi ngành mía đường cả nước nói chung và Tây Ninh nói riêng đang gặp khó khăn do giá đường xuống thấp, sản phẩm đường sản xuất ra khó tiêu thụ, tồn kho tăng cao… Thì hiện nay, người trồng mía Tây Ninh phải lao đao vì sâu bệnh tấn công.

27/11/2014
Vụ Lúa Hè Thu Ở Khu Vực Phía Đông Đã Khó Càng Thêm Khó Vụ Lúa Hè Thu Ở Khu Vực Phía Đông Đã Khó Càng Thêm Khó

Nắng nóng kéo dài, ít mưa, cộng với nguồn nước kinh không tốt đã gây khó khăn cho việc xuống giống cũng như sự phát triển của cây lúa vào đầu vụ hè thu ở vùng Ngọt hóa Gò Công. Một số diện tích lúa bị thiệt hại trắng; hàng trăm ha lúa trong vùng phải xuống giống trễ hơn so với lịch thời vụ.

23/06/2014
445 Triệu Đồng Trồng Bần Chắn Sóng 445 Triệu Đồng Trồng Bần Chắn Sóng

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Trà Vinhh phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai dự án trồng thử nghiệm 1.134 cây bần chua trên diện tích 4,2 công tại bờ biển xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải với kinh phí 445 triệu đồng. Đề tài thử nghiệm trồng bần chua tại xã Hiệp Thạnh đã được sự đồng thuận và hưởng ứng của bà con ven biển, bởi loài cây có khả năng sinh trưởng phát triển tốt trên những bãi bùn, đất mềm.

27/11/2014