Liên Kết 4 Nhà Giúp Hồ Tiêu Thành Công

Bài học về sức mạnh liên kết đã giúp VN hơn chục năm qua luôn đứng số 1 thế giới về XK mặt hàng hồ tiêu.
Sáng 28/10, tại Hội nghị hồ tiêu quốc tế lần thứ 42 diễn ra tại TPHCM, ông Đỗ Hà Nam – Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu VN khẳng định: Ngành hồ tiêu VN có được thành công lớn như hôm nay nhờ thực hiện hiệu quả bài học “liên kết 4 nhà”: Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà kinh doanh.
Bài học về sức mạnh liên kết đã giúp VN hơn chục năm qua luôn đứng số 1 thế giới về XK mặt hàng hồ tiêu. Riêng năm 2014, nông dân trồng tiêu VN tiếp tục được hưởng lợi lớn nhờ công tác liên kết thông tin, truyền thông, dự báo thị trường, giúp phần lớn nhà nông làm chủ hàng hóa, chọn thời điểm giá tốt điều tiết lượng bán ra, thu được lợi nhuận cao.
Từ đầu năm đến nay, VN có 122 DN XK tiêu tới 96 quốc gia và vùng lãnh thổ, sản lượng XK khoảng 134.000 tấn, kim ngạch XK gần 1 tỷ USD (đạt mức kỷ lục trong lịch sử phát triển của ngành hồ tiêu VN).
Ông Nam cũng cho biết, thời gian tới ngành hồ tiêu VN tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ hình thành và phát triển phương thức nông dân liên kết sản xuất hồ tiêu theo VietGAP, Global GAP, hữu cơ, đảm bảo VSATTP. Phát triển mạng lưới đại lý thu mua nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, tập trung phát triển các đầu mối XK lớn.
Đồng thời khuyến khích liên doanh, liên kết giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư sản xuất, chế biến XK hồ tiêu theo nội dung, lộ trình của hội nhập thương mại quốc tế WTO.
Có thể bạn quan tâm

Là địa phương có lợi thế phát triển về chăn nuôi, trên cơ sở các chủ trương, chính sách của UBND tỉnh, huyện Chợ Mới đã được chọn để tổ chức triển khai thực hiện Đề án phát triển đàn lợn nái Móng Cái thuần trên địa bàn toàn huyện giai đoạn 2012-2015.

Thực hiện đề án phát triển trạm bơm điện huyện giai đoạn 2011-2015, trong 3 năm (2011-2013) huyện Cao Lãnh đầu tư xây dựng được 42/57 công trình trạm bơm điện, đạt 76,68% kế hoạch đề án, phục vụ tưới tiêu cho gần 7.300ha/7.400ha đất sản xuất, đạt 98,5% kế hoạch đề án.

Thời gian tới, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học Lan Anh sẽ tăng cường mời các nhà khoa học về nói chuyện chuyên đề về ứng dụng các kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp nhằm giúp nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế.

Chị Nguyệt cho biết: “Trước khi bắt tay trồng hoa, tôi phải sang tận Đồng Tháp để xem mô hình, học kinh nghiệm do người bác ruột truyền lại”. Sau khi đã tích lũy được kiến thức kha khá, chị bắt tay vào cải tạo đất, lên liếp cho 1 công đất duy nhất của gia đình.

Thông tin từ Văn phòng Điều phối Chương trình nông thôn mới (NTM) tỉnh, tới nay với những kết quả đã đạt được sau hơn 3 năm (2010 - 2014) triển khai, Lâm Đồng đang là tỉnh dẫn đầu khu vực Tây Nguyên về thực hiện chương trình này.