Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Liên hiệp hợp tác xã thanh long Bình Thuận liên kết cùng phát triển

Liên hiệp hợp tác xã thanh long Bình Thuận liên kết cùng phát triển
Ngày đăng: 22/06/2015

“Ba cây chụm lại...”

Hiện nay các tổ hợp tác (THT), HTX sản xuất thanh long trên địa bàn tỉnh hoạt động, sản xuất kinh doanh chủ yếu ở quy mô nhỏ lẻ, không chủ động trong cung ứng và bao tiêu sản phẩm của các thành viên, thiếu sức cạnh tranh. Chính vì vậy, việc thành lập Liên hiệp HTX thanh long Bình Thuận trong bối cảnh hiện nay đang được nhiều người ủng hộ. Qua đó, mục tiêu hướng đến nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, sản lượng thanh long có giá trị xuất khẩu.

Liên minh sẽ tập hợp những THT, HTX sản xuất về thanh long có tiềm lực tốt đang hoạt động trên địa bàn để kết hợp thành một tập thể vững mạnh; từ đó xây dựng vùng nguyên liệu lớn, tạo những mối quan hệ mới, thị trường mới, tính ổn định cho mô hình kinh tế tập thể kiểu mới. Hơn thế, hiện nay trên thị trường cung ứng vật tư phục vụ nông nghiệp thường trôi nổi, chất lượng nhiều mặt hàng chưa đảm bảo, do đó việc tham gia vào mô hình Liên hiệp HTX sẽ góp phần đảm bảo cung ứng về số lượng và đảm bảo chất lượng, hạn chế những rủi ro về đầu ra sản phẩm.

Mặt khác, các thành viên sẽ được hỗ trợ và chuyển giao khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất, hỗ trợ nhau phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn. Liên hiệp HTX là cầu nối giữa các thành viên, tạo thành thế mạnh “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Cùng phát triển

Ra mắt vào trung tuần tháng 6/2015, sự ra đời của Liên hiệp HTX thanh long Bình Thuận (dưới sự hỗ trợ của Liên minh HTX tỉnh) đang tạo sự quan tâm của rất nhiều nông dân trồng thanh long... Ông Nguyễn Thanh Lâm - Chủ tịch Liên minh HTX Bình Thuận cho biết, bước đầu số lượng thành viên tham gia Liên hiệp HTX có 22 người, là đại diện các THT, HTX. Đây là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do các thành viên tự nguyện thành lập.

Mục tiêu của Liên hiệp HTX nhằm thiết lập thương hiệu, cung cấp dịch vụ đầu vào và bao tiêu sản phẩm thanh long của các thành viên. Với nguồn vốn hoạt động ban đầu 3 tỷ đồng (mỗi thành viên tham gia vào liên hiệp góp vốn tối thiểu 10 triệu đồng/cổ phần).

Theo kế hoạch của Liên hiệp HTX, trong năm đầu tiên đi vào hoạt động, với số diện tích sản xuất dự kiến trên 600 ha thanh long đang giai đoạn thu hoạch. Liên hiệp sẽ xây dựng kế hoạch cung cấp các dịch vụ đầu vào và nghiên cứu tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm thanh long mang tính lâu dài và ổn định. Trong năm đầu hoạt động, liên hiệp dự kiến cung ứng đầu vào và giải quyết sản phẩm đầu ra trái thanh long cho 100 ha, với tổng sản lượng khoảng 3.000 tấn thanh long...


Có thể bạn quan tâm

Khan Hiếm Cỏ Nuôi Bò Khan Hiếm Cỏ Nuôi Bò

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long, hiện đàn bò đang có xu hướng thu hẹp do quỹ đất trồng cỏ hạn chế, nguồn thức ăn tự nhiên khan hiếm. Bên cạnh, thu hoạch lúa chủ yếu bằng máy nên rất khó sử dụng phụ phẩm rơm.

19/07/2013
Trái Cây Vào Mùa Trái Cây Vào Mùa

Những ngày này, tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đầy ắp những loại trái cây được người dân từ trong vườn đem ra, hoặc được các tiểu thương lấy từ các tỉnh khác về bán lại. Sản phẩm rất đa dạng về chủng loại, chất lượng không thua hàng ngoại và giá bán cũng tương đối mềm.

19/07/2013
4 Tỉnh Thí Điểm Khai Thác, Chế Biến Và Xuất Khẩu Cá Nóc 4 Tỉnh Thí Điểm Khai Thác, Chế Biến Và Xuất Khẩu Cá Nóc

Đề án thí điểm khai thác, thu mua, chế biến và xuất khẩu cá nóc bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2013-2015 vừa được Bộ NNPTNT phê duyệt.

19/07/2013
Nuôi Cá Trong Ruộng Lúa, Mô Hình Làm Kinh Tế Cho Nông Dân Ít Vốn Nuôi Cá Trong Ruộng Lúa, Mô Hình Làm Kinh Tế Cho Nông Dân Ít Vốn

Nuôi cá trong ruộng lúa là một hình thức canh tác xen kẽ làm tăng thu nhập trên cùng một thửa ruộng. Mô hình này đã được một số địa phương thực hiện theo tập quán cũ, tuy nhiên, chỉ khi các hộ dân áp dụng đúng kỹ thuật nuôi trồng, hình thức nuôi cá-lúa mới thực sự phát huy hiệu quả.

19/07/2013
Ông Tư Đại Ba Ba Ở Mỹ Tú Ông Tư Đại Ba Ba Ở Mỹ Tú

Ông Hồ Văn Đại mà mọi người ở ấp Mương Khai, xã Mỹ Hương, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) thường quen gọi ông với cái tên rất thân thiện là Tư Đại ba ba, ông là một trong những điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương, nhờ việc nuôi ba ba hiệu quả, đến nay ông đã có được một cơ ngơi đáng để nhiều người mơ ước.

19/07/2013