Lên phương án chống hạn

Kết thúc vụ ĐX 2014-2015, mực nước trung bình trên các sông ở Phú Yên thấp hơn trung bình nhiều năm. Mực nước hồ chứa Phú Xuân chỉ còn 33,91/36,50m; Đồng Tròn 30,50/35,50m; Hóc Răm 23,04/23,20m; Kỳ Châu 140,02/141,1m; Xuân Bình 73,88/75,80m.
Hồ chứa nước thủy điện Sông Hinh 203,66/209m, hồ chứa thủy điện Sông Ba Hạ 102,6/105m. Các hồ chứa nước vừa và nhỏ khác trên địa bàn mực nước cũng hạ thấp hơn thiết kế và lưu lượng nước về đầu mối công trình đập dâng thấp hơn năm trước.
Nếu thời tiết nắng nóng kéo dài, mưa tiểu mãn ít, nguồn nước không được cải thiện thì trong thời gian tới nguy cơ hạn hán sẽ xảy ra. Vì vậy kế hoạch cắt giảm diện tích tưới, triển khai bơm chống hạn; các trạm bơm tăng ca, bơm vượt định mức và tập trung nạo vét kênh mương nội đồng được ngành nông nghiệp tỉnh lên phương án cụ thể.
Ông Huỳnh Dục, Trưởng phòng Quản lý nước và công trình (Cty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam) cho biết: Thực hiện theo kế hoạch tưới được xây dựng, Cty sẽ điều tiết nước tiết kiệm ngay từ đầu vụ để dành nước cho cuối vụ đảm bảo nguồn nước được thông suốt trong toàn hệ thống. Tuy nhiên trước khi mở nước phục vụ SX cho vụ HT sắp tới, từ ngày 20/4, Cty đã đóng nước tất cả hệ thống kênh; đồng thời kiểm tra toàn hệ thống, tu sửa, nạo vét từng tuyến.
Ngoài ra, Cty còn tổ chức cho công nhân ở các trạm thủy nông nạo vét, phát dọn bờ kênh, đảm bảo dòng chảy thông suốt ổn định trên toàn hệ thống kênh tưới. “Để thực hiện tốt việc cấp nước, phục vụ SXNN cho 18.266 ha lúa HT, chúng tôi đã lập phương án chống hạn, đặc biệt chú trọng đến các vùng SX ở cuối nguồn nước.
Ông Huỳnh Dục cho biết, Cty đã lập dự trù kinh phí chống hạn vụ HT trong toàn hệ thống với số tiền trên 6,7 tỷ đồng. Dự kiến vào ngày 15/5 tới sẽ mở nước hệ thống thủy nông đập Đồng Nam để phục vụ bà con tiến hành gieo sạ vụ HT. |
Cụ thể, ở kênh bắc, nếu xảy ra hạn sẽ vận hành 6 máy bơm tại Trạm bơm Hòa Định Đông, bơm nước từ sông Ba tiếp cho kênh chính để chống hạn cho các xã Hòa An, Hòa Trị (Phú Hòa), Hòa Kiến, Bình Kiến, Bình Ngọc, phường 9 (TP Tuy Hòa) và một phần diện tích ở huyện Tuy An.
Còn ở kênh nam, tại Trạm bơm Đồng Bò đã chuẩn bị 5 máy bơm, khi khô hạn sẽ bơm nước từ sông Đồng Bò để chống hạn cho các xứ đồng cuối kênh. Trạm bơm chống hạn Hòa Mỹ Đông hiện có 3 máy bơm, sẽ phục vụ bơm nước từ bàu Hương bổ sung cho kênh N2 chống hạn cho lúa ở xã Hòa Đồng và Hòa Mỹ Đông (Tây Hòa)”, ông Dục chia sẻ.
Còn ông Vương Tấn An, PGĐ Cty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam cho biết, bên cạnh việc việc lên phương án chống hạn cụ thể cho từng xứ đồng, đơn vị còn thống kê những khu đồng cuối kênh tưới, không có nguồn nước bổ sung và thường xuyên bị hạn nặng trong các vụ mùa trước để phối hợp với các địa phương vận động người dân chuyển đổi cây trồng.
Điển hình như cánh đồng Bầu Ngựa, xã An Phú (TP Tuy Hòa) cần chuyển đổi 13 ha lúa ở khu vực gò cao và đồng Gò Chợ xã Hòa Vinh (Đông Hòa) chuyển đổi 12 ha và một số diện tích gò cao ở xã Bình Ngọc (TP Tuy Hòa).
“Chúng tôi kiến nghị tỉnh làm việc với Tập đoàn Điện lực VN yêu cầu 2 nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ và Sông Hinh liên tục xả nước về đầu mối Đồng Cam với lưu lượng từ 35 - 40 m3/s để cấp nước tưới cho hệ thống sử dụng nước sau thủy điện. Đồng thời đề nghị Bộ NN-PTNT cấp kinh phí để Cty chủ động công tác chống hạn”, ông An nói.
Có thể bạn quan tâm

Vài năm trở lại đây, sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Bình (Yên Bái) luôn có những bước tiến mạnh mẽ. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch đúng hướng, đặc biệt trong chăn nuôi thủy sản. Yên Bình đã đưa tiềm năng, lợi thế mặt nước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Nuôi cá nước lạnh (cá tầm và cá hồi vân) là một trong những thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng. Trong đề án quy hoạch nuôi cá nước lạnh, tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu đến năm 2020, toàn tỉnh sản xuất được 3.000 tấn cá nước lạnh thương phẩm. Nhưng đến nay, việc phát triển loại cá này đang gặp rất nhiều khó khăn.

Thời gian gần đây, tại vùng biển tỉnh Quảng Bình rộ lên tình trạng khai thác tận diệt thủy sản, phổ biến là sử dụng chất nổ đánh bắt cá.

Theo báo cáo của Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến Thủy sản tỉnh An Giang (AFA), tình hình sản xuất kinh doanh thủy sản của tỉnh trong 3 tháng đầu năm vẫn tiếp tục trầm lắng, giá nguyên liệu vẫn giữ ổn định ở mức thấp, diện tích nuôi và sản lượng tăng ít so cùng kỳ, tình hình dịch bệnh phát sinh đã ảnh hưởng sản xuất của nông dân.

Đến nay đã mấy năm, người dân xã Lộc Bình (Phú Lộc - Thừa Thiên Huế) vẫn còn tiếc “đứt ruột” khi những viên ngọc trai bị bế tắc đầu ra.