Lê Lạng Sơn Được Mùa

Thời điểm hiện nay, người trồng lê trên bàn tỉnh Lạng Sơn đang bước vào vụ thu hoạch với niềm vui được mùa, được giá.
Cây lê ở Lạng Sơn được trồng nhiều ở các huyện Cao Lộc, Lộc Bình, Hữu Lũng, Đình Lập với diện tích khoảng 200ha.
Khi nói về vụ lê năm nay, bà Lã Thị Hội, thôn Nà Lệnh, xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc phấn khỏi cho biết: “Gia đình tôi có trên 100 cây lê, năm nay lê rất sai, quả to mọng, chín đều. Thường 1 cây cho năng suất khoảng 50 - 100kg, thậm chí có cây to cho năng suất đến trên 30kg.
Đến nay gia đình tôi đã thu hoạch và bán được 3 tấn quả. Ước tính đến cuối vụ còn được khoảng trên 2 tấn nữa, với giá bán tại vườn từ 12.000 – 15.000 đồng/kg, cao hơn mọi năm từ 2.000 – 3.000 đồng/kg. Nếu với giá ổn định như hiện nay thì vụ lê năm nay sẽ đem lại thu nhập cho gia đình trên 60 triệu đồng”.
Không chỉ riêng gia đình bà Hội mà còn rất nhiều hộ dân khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có thu nhập từ 10 – 30 triệu đồng từ cây lê.
Có thể bạn quan tâm

Sau nhiều năm canh tác trên diện tích đất gần 2 ha với cây mía, cây mì, gia đình ông Trần Xuân Liêm (SN 1965, làng Kruối, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã mạnh dạn chuyển sang trồng cây thanh long xuất khẩu. Nhờ khí hậu thuận lợi, những lứa quả thanh long đầu tiên đã đem lại kết quả đáng mừng.

Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đã chỉ đạo như trên tại hội nghị toàn quốc triển khai thực hiện nghị định 67 về chính sách phát triển thủy sản, hỗ trợ ngư dân đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ được tổ chức tại TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) ngày 22-8.

Những năm gần đây giá cà phê trên thị trường cả nước nói chung và Tây Nguyên nói riêng có nhiều biến động, lúc lên cao, xuống thấp…, tranh thủ cơ hội lúc giá cà phê xuống thấp (thường là lúc đầu vụ), nhiều người dân đã bỏ tiền mua cà phê về nhà tạm trữ, chờ tăng giá bán kiếm lời.

Từ nay đến cuối năm, lực lượng chức năng tại sáu tỉnh thành là TP.HCM, Đồng Nai, Vĩnh Long, Hà Nội, Hưng Yên và Thanh Hóa sẽ đồng loạt ra quân kiểm tra các địa điểm sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhằm kiểm soát tình trạng buôn bán các chất cấm trong chăn nuôi.

Trong những ngày tháng 8, có dịp về thăm Trung tâm KHKT Giống cây trồng Đạo Đức, chúng tôi thực sự ngỡ ngàng trước sự thay đổi không ngờ: Được đầu tư nhà trưng bày sản phẩm, nhà nuôi cấy và các thiết bị nuôi cấy mô; đội ngũ cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.