Lễ ký kết hợp tác trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ khoai mì ở An Giang

Theo thỏa thuận hợp tác, Sở Nông nghiệp & PTNT An Giang sẽ giới thiệu Công ty Cổ phần Thức ăn Thủy sản Hùng Vương – Vĩnh Long ký kết hợp đồng mua bán khoai mì gọt bỏ vỏ cắt khúc phơi khô có hàm lượng tinh bột không dưới 71%, độ ẩm 14%, không mốc, mọt theo giá thỏa thuận với các Hợp tác xã, Tổ hợp tác và người dân trồng khoai mì trên địa bàn tỉnh An Giang.
Công ty Cổ phần Thức ăn Thủy sản Hùng Vương – Vĩnh Long sẽ cử cán bộ đến ký kết hợp đồng, phổ biến tiêu chuẩn và hình thức mua khoai mì đến các Hợp tác xã, Tổ hợp tác và người dân trồng khoai mì trên địa bàn tỉnh An Giang.
Ngoài ra, hai đơn vị sẽ có hoạt động ký kết hợp đồng, tiêu thụ hàng hóa, tham quan, trao đổi kinh nghiệm…
Lễ ký kết là tiền đề mở đầu cho các chuỗi hoạt động liên kết, sản xuất, tiêu thụ và phát triển cây khoai mì ở An Giang, đặc biệt là tại 2 huyện miền núi Tri Tôn, Tịnh Biên trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Chăn nuôi bằng đệm lót sinh học giúp nông dân bảo vệ tốt môi trường, chăn nuôi được ở nơi đông dân cư mà không có mùi hôi thối, rút ngắn thời gian nuôi, hạn chế bệnh tật.

Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh ĐBSCL, đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ xung quanh vấn đề liên kết vùng và tái cấu trúc ngành cá tra khu vực ĐBSCL.

Thực hiện kế hoạch nuôi trồng thủy sản vụ xuân hè 2014 của UBND huyện Tiền Hải (Thái Bình), các địa phương đã tiến hành nạo vét kênh mương và cải tạo diện tích ao đầm để thả giống, các cơ sở sản xuất và kinh doanh giống đã cung ứng giống kịp thời cho người nuôi, đảm bảo kịp thời vụ.

So với các loại hình chăn nuôi khác, chăn nuôi thủy cầm dường như đang lép vế hơn nhiều, cơ cấu chỉ chiếm chưa đến 20% trong tổng đàn gia cầm. Vì vậy, cần có thêm những giải pháp để chăn nuôi thủy cầm có bước đi vững chắc hơn.

Tại hội thảo, các nhà khoa học đã nêu lên những bất cập của hệ thống đê bao kiên cố vùng đầu nguồn lũ đã tác động mạnh đến các vùng hạ nguồn. Cụ thể là tình trạng ngập úng cục bộ liên tục xảy ra với mức độ gia tăng theo từng năm ở các đô thị hạ nguồn ĐBSCL. Việc hệ thống đê bao kiên cố đã khai thác sản xuất lúa một cách triệt để, có nơi 2 năm/7 vụ, dẫn đến cạn kiệt nguồn lợi thủy sản.