Lễ ký kết hợp tác trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ khoai mì ở An Giang

Theo thỏa thuận hợp tác, Sở Nông nghiệp & PTNT An Giang sẽ giới thiệu Công ty Cổ phần Thức ăn Thủy sản Hùng Vương – Vĩnh Long ký kết hợp đồng mua bán khoai mì gọt bỏ vỏ cắt khúc phơi khô có hàm lượng tinh bột không dưới 71%, độ ẩm 14%, không mốc, mọt theo giá thỏa thuận với các Hợp tác xã, Tổ hợp tác và người dân trồng khoai mì trên địa bàn tỉnh An Giang.
Công ty Cổ phần Thức ăn Thủy sản Hùng Vương – Vĩnh Long sẽ cử cán bộ đến ký kết hợp đồng, phổ biến tiêu chuẩn và hình thức mua khoai mì đến các Hợp tác xã, Tổ hợp tác và người dân trồng khoai mì trên địa bàn tỉnh An Giang.
Ngoài ra, hai đơn vị sẽ có hoạt động ký kết hợp đồng, tiêu thụ hàng hóa, tham quan, trao đổi kinh nghiệm…
Lễ ký kết là tiền đề mở đầu cho các chuỗi hoạt động liên kết, sản xuất, tiêu thụ và phát triển cây khoai mì ở An Giang, đặc biệt là tại 2 huyện miền núi Tri Tôn, Tịnh Biên trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 9/5, tại Tiền Giang, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam hợp tác cùng chuyên gia Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI) do Tiến sĩ KL. Heong và Tiến sĩ Monina M. Escalada phối hợp UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức sơ kết Chương trình “Công nghệ sinh thái và bảo tồn ong mật, thụ phấn tăng năng suất cây trồng” lần đầu tiên tại các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam bộ và khu vực ĐBSCL.

Sau đợt trúng giá thanh long trước Tết Nguyên đán 2013, nay người dân trồng thanh long ở huyện Châu Thành, tỉnh Long An tiếp tục hưởng lợi khi thanh long nghịch mùa đang có giá rất cao.

Những năm qua, khi cây tràm liên tục rớt giá thì cành, ngọn và gốc đang mang lại thu nhập khá cao cho một bộ phận không nhỏ người dân trong các lâm phần.

Cá rô phi có nhiều ưu điểm: nguồn cung lớn, hương vị nhẹ, dễ chế biến, dễ cấp đông, rã đông, giá phải chăng. Đồng thời, nếu xét góc độ sản xuất, cá rô phi được nuôi bền vững, sử dụng ít thức ăn là cá biển, tăng trưởng nhanh và khỏe mạnh. Có lẽ chính những đặc điểm này đã mang lại thành công cho cá rô phi trên thị trường Mỹ

Trong tiến trình phát triển nghề nuôi thuỷ sản, tỉnh Cà Mau đã quy hoạch 2 vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung (NTCNTT). Tuy nhiên, sau một thời gian quy hoạch được thông qua, hiện nay hai vùng NTCNTT vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Việc triển khai quy hoạch như mục tiêu ban đầu đang gặp phải nhiều khó khăn cần tháo gỡ.