Lễ Hội Thả Cá Trên Sông Hậu An Giang

Chào mừng kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống Nghề cá Việt Nam (01/4/1959 – 01/4/2014) và 15 năm ngày thành lập thành phố Long Xuyên (1999 - 2014), ngày 01/04/2014,
Tại Công trường Trưng Nữ Vương, TP Long Xuyên, UBND tỉnh An Giang phối hợp với UBND TP Long Xuyên, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến Thủy sản An Giang tổ chức Lễ Thả cá bản địa về thiên nhiên khu vực sông Hậu trên địa bàn thành phố.
Được biết trong đợt thả cá lần này, ngoài sự tham gia tích cực của các cấp chính quyền địa phương, người dân tại chỗ, còn có sự đóng góp của UBND các huyện, thị, thành phố trong tỉnh, các mạnh thường quân và nhân dân trong và ngoài tỉnh. Đến dự lễ khai mạc có sự góp mặt của đồng chí Hồ Việt Hiệp – PCT UBND tỉnh An Giang, ông Nguyễn Quốc Khánh – Tỉnh ủy viên, PCT HĐND tỉnh An Giang; ông Nguyễn Hữu Khánh nguyên Bí thư tỉnh ủy tỉnh An Giang, ông Phan Văn Ninh – Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến Thủy sản An Giang, cùng đại diện lãnh đạo Thành phố Long Xuyên, các Sở Ban ngành trong tỉnh...
Theo Ban tổ chức: Kinh phí quyên góp, vận động cho việc thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản đợt này là gần 239.770.000 đồng. Trong đó: Ban điều hành thả cá tỉnh An Giang năm 2014: 50.000.000 đ; Thành phố Long xuyên vận động: 51.470.000 đ; UBND Phường xã vận động: 138.300.000 đ.
Đợt thả cá tại Long Xuyên có tổng số lượng thả cá: 291.050 con cá giống bản địa quý hiếm (cá hô, éc, chày, cóc) và 3630 kg cá giống và cá thịt các loài như basa, chép, rô phi, điêu hồng, trôi, mè vinh, mè trắng, mè hoa… Ngoài số lượng lớn cá được thả, BTC còn quan tâm đến việc chọn lựa giống cá và kích thước cá sao cho tỷ lệ sống còn ngoài môi trường thiên nhiên được nâng cao.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Hồ Việt Hiệp – PCT UBND tỉnh An Giang nhấn mạnh: “Lễ hội thả cá nhằm mục đích tái tạo nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường, hướng tới nuôi trồng và khai thác thủy sản một cách bền vững.
Đây là hoạt động mang ý nghĩa vô cùng thiết thực và to lớn, vì vậy cần phải có sự phối hợp chung tay góp sức của toàn xã hội. Thông qua đó thể hiện vai trò trách nhiệm của các tổ chức cá nhân đối với sự phát triển dài lâu của địa phương và đối với thế hệ tương lai”. Hoạt động này nhận được sự ủng hộ và tham gia nhiệt tình, đông đảo của nhân dân trong tỉnh.
Cũng trong dịp này, UBND tỉnh đã trao bằng khen cho các tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong hoạt động thả cá bản địa về thiên nhiên.
Có thể bạn quan tâm

Vào tháng 7-2012, 7 hộ dân ở ấp Xương Thới III (Thới Thạnh, Thạnh Phú, Bến Tre) được Trường Đại học Cần Thơ chọn thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh xen trong mương vườn dừa thuộc Dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây là các hộ dân định cư cặp ngoài vùng đê bao ngọt hóa của Dự án 418.

Chiều 14-2, ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Kiên Giang cho biết: Đã lấy mẫu nước và sinh vật lạ được cho là nguyên nhân gây cá nuôi lồng bè chết hàng loạt tại vùng biển của huyện đảo Kiên Hải đưa đi xét nghiệm tại Trường Đại học Cần Thơ và Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2.

Không đến tận ao nuôi cá trê lai của bà con thôn Phú Sơn 2, xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang (Đà Nẵng) thật khó tin về nguồn thu hơn 100 triệu đồng/sào ao (500 m2). Tính ra, mỗi năm người nuôi cá ở đây thu hơn 2 tỷ đồng/ha.

“Sở dĩ tôi đầu tư nuôi ếch trong bể lót bạt trên mặt đất mà không nuôi dưới ao hồ là vì ngoài việc tận dụng được diện tích đất trống, nuôi trong bể lót bạt còn thuận lợi hơn nhiều so với nuôi ao trong khâu vệ sinh và xử lý nguồn nước nên tỉ lệ hao hụt ít hơn”. Anh Trần Minh Hải (ngụ ấp Khánh An, xã Khánh Hòa, Châu Phú) chia sẻ.

Đây là tín hiệu vui đối với người nuôi tôm trên địa bàn huyện Cái Nước, nhất là những hộ nuôi tôm công nghiệp đang trong giai đoạn cho thu hoạch. Với giá tôm nguyên liệu như hiện nay, hầu hết người nuôi đều có lãi. Tiếp đà thắng lợi, bà con nông dân đang mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp, trong đó tỷ lệ ao đầm nuôi tôm thẻ chân trắng chiếm khoảng 90%.