Lễ Hội Thả Cá Trên Sông Hậu An Giang

Chào mừng kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống Nghề cá Việt Nam (01/4/1959 – 01/4/2014) và 15 năm ngày thành lập thành phố Long Xuyên (1999 - 2014), ngày 01/04/2014,
Tại Công trường Trưng Nữ Vương, TP Long Xuyên, UBND tỉnh An Giang phối hợp với UBND TP Long Xuyên, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến Thủy sản An Giang tổ chức Lễ Thả cá bản địa về thiên nhiên khu vực sông Hậu trên địa bàn thành phố.
Được biết trong đợt thả cá lần này, ngoài sự tham gia tích cực của các cấp chính quyền địa phương, người dân tại chỗ, còn có sự đóng góp của UBND các huyện, thị, thành phố trong tỉnh, các mạnh thường quân và nhân dân trong và ngoài tỉnh. Đến dự lễ khai mạc có sự góp mặt của đồng chí Hồ Việt Hiệp – PCT UBND tỉnh An Giang, ông Nguyễn Quốc Khánh – Tỉnh ủy viên, PCT HĐND tỉnh An Giang; ông Nguyễn Hữu Khánh nguyên Bí thư tỉnh ủy tỉnh An Giang, ông Phan Văn Ninh – Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến Thủy sản An Giang, cùng đại diện lãnh đạo Thành phố Long Xuyên, các Sở Ban ngành trong tỉnh...
Theo Ban tổ chức: Kinh phí quyên góp, vận động cho việc thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản đợt này là gần 239.770.000 đồng. Trong đó: Ban điều hành thả cá tỉnh An Giang năm 2014: 50.000.000 đ; Thành phố Long xuyên vận động: 51.470.000 đ; UBND Phường xã vận động: 138.300.000 đ.
Đợt thả cá tại Long Xuyên có tổng số lượng thả cá: 291.050 con cá giống bản địa quý hiếm (cá hô, éc, chày, cóc) và 3630 kg cá giống và cá thịt các loài như basa, chép, rô phi, điêu hồng, trôi, mè vinh, mè trắng, mè hoa… Ngoài số lượng lớn cá được thả, BTC còn quan tâm đến việc chọn lựa giống cá và kích thước cá sao cho tỷ lệ sống còn ngoài môi trường thiên nhiên được nâng cao.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Hồ Việt Hiệp – PCT UBND tỉnh An Giang nhấn mạnh: “Lễ hội thả cá nhằm mục đích tái tạo nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường, hướng tới nuôi trồng và khai thác thủy sản một cách bền vững.
Đây là hoạt động mang ý nghĩa vô cùng thiết thực và to lớn, vì vậy cần phải có sự phối hợp chung tay góp sức của toàn xã hội. Thông qua đó thể hiện vai trò trách nhiệm của các tổ chức cá nhân đối với sự phát triển dài lâu của địa phương và đối với thế hệ tương lai”. Hoạt động này nhận được sự ủng hộ và tham gia nhiệt tình, đông đảo của nhân dân trong tỉnh.
Cũng trong dịp này, UBND tỉnh đã trao bằng khen cho các tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong hoạt động thả cá bản địa về thiên nhiên.
Có thể bạn quan tâm

Toàn huyện Tiên Du, Bắc Ninh hiện có hơn 400 con bò, bê sữa. Chăn nuôi bò sữa đem lại một nguồn thu nhập đáng kể cho một bộ phận nông dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, đa dạng hoá ngành nghề ở nông thôn.

Chanh tươi đang được bán tại Hà Nội với giá 20.000 - 25.000 đồng/kg tại các chợ lẻ, còn nếu bán theo quả thì 2.000 đồng/quả. Nếu so với giá gốc tại Đồng Tháp, chanh đã đắt gấp 200 lần.

Tại tỉnh Quảng Bình, hiện nay các diện tích lúa tái sinh đã được tiến hành thu hoạch.

Không chỉ tiêu diệt các loài cá tạp để bảo vệ tôm, dây thuốc cá còn làm mát nguồn nước để kích thích tôm lột vỏ đồng loạt, giúp diệt các loài sâu bệnh trên rau màu.

Xoài năm nào cũng chín rộ từ sau thanh minh, “hàng nhiều dội chợ” nên nhiều người bị thất thu. Do đó, năm nào ông cũng áp dụng những tiến bộ KHKT, xử lý cho xoài ra hoa trái vụ để kịp thu hoạch vào dịp trước tết và sau tết, thời điểm có giá nhất, xuất sang Trung Quốc nhiều nhất.