Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lễ Hội Ngày Mùa Trên Cánh Đồng Mẫu Lớn

Lễ Hội Ngày Mùa Trên Cánh Đồng Mẫu Lớn
Ngày đăng: 11/03/2014

Lần đầu tiên Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang phối hợp với UBND huyện Vị Thủy tổ chức “Lễ hội ngày mùa” trên cánh đồng mẫu lớn (CĐML), nhằm khuyến khích và tôn vinh nghề trồng lúa, đồng thời tạo sân chơi để bà con giao lưu, học hỏi.

Từ tờ mờ sáng ngày 6.3, gần 1.000 nông dân đã tập trung tại ấp 5, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy – nơi nằm trong khu vực CĐML điểm của tỉnh để tham dự khai mạc “Lễ hội ngày mùa”. Lão nông Trần Văn Thẳng phấn khởi cho biết: “Đây không chỉ là dịp để nhà nông “xả stress” sau một vụ mùa làm lụng vất vả mà còn là sân chơi bổ ích, giúp chúng tôi có dịp chia sẻ kinh nghiệm đồng áng, thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm”.

Điểm nhấn của lễ hội này chính là cuộc thi gặt lúa bằng lưỡi hái theo kiểu truyền thống. Mỗi đội tham gia gồm 5 người, gặt trên diện tích 9m2. Trong khoảng thời gian 25 phút, các đội phải hoàn thành các công đoạn từ gặt, tuốt lúa, thu hoạch và đều phải làm thủ công. Mặc kệ cái nắng như lửa đốt, giữa cánh đồng lúa chín rực, hàng trăm nông dân vẫn hăng hái hò hét, cổ vũ các đội, khiến không khí lễ hội vô cùng vui tươi, náo nhiệt.

Lão nông Ngô Văn Khá ở xã Vị Thanh chia sẻ: “Gần 40 năm trong nghề trồng lúa, lần đầu tiên tôi được tham dự một lễ hội ngày mùa vui như vậy. Tôi đã từng cầm phản, cù nèo, vòng gặt, cũng đã nếm đủ ngọt – đắng của nghề trồng lúa, nhất là thấu hiểu cái cảnh “được mùa, mất giá”. Giờ thấy bờ bao thủy lợi, trạm bơm điện, máy gặt đập liên hợp xuất hiện ngày càng nhiều trên đồng ruộng, tôi cũng thấy thật phấn chấn”.

Ông Khá cho hay: Từ khi tham gia sản xuất vào CĐML, nông dân chúng tôi được hưởng lợi rất nhiều, năng suất lúa không ngừng tăng, lợi nhuận cao hơn từ 300 – 400 đồng/kg so với sản xuất đại trà. Khoái nhất là được “3 cùng” với các cán bộ kỹ thuật nông nghiệp: Cùng ăn, cùng ở, cùng làm.

Ông Nguyễn Văn Đồng – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang cho biết thêm: “Lễ hội ngày mùa không chỉ tạo không khí vui tươi, phấn khởi khi bà con bước vào thu hoạch, mà còn kịp thời biểu dương một số nông dân có thành tích trong xây dựng CĐML. Đây cũng là dịp lắng nghe nguyện vọng, tâm tư của bà con, từ đó góp phần đẩy mạnh lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ngày càng hoàn thiện, hiệu quả”.


Có thể bạn quan tâm

Phất lên nhờ đưa thỏ đi Nhật Phất lên nhờ đưa thỏ đi Nhật

Ông đã từng nuôi lợn, gà, cá… rất giỏi, nhưng ông chỉ nổi tiếng khi “làm bạn” với con thỏ và đặc biệt sản phẩm của ông được xuất khẩu đi Nhật Bản. Và con thỏ đa giúp ông thực sự phất lên trong cái nghiệp làm trang trại của mình.

10/08/2015
Nuôi gà Ai Cập an toàn sinh học Nuôi gà Ai Cập an toàn sinh học

Trung tâm Khuyến nông quốc gia đang phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Dũng (Bắc Giang) triển khai mô hình “Nuôi gà sinh sản an toàn sinh học” tại xã Tư Mại, Tiến Dũng và Cảnh Thụy, quy mô gần 4 nghìn con gà Ai Cập.

11/08/2015
Làm giàu nhờ chăn nuôi heo gia công Làm giàu nhờ chăn nuôi heo gia công

Sống ở vùng quê thuần nông, nếu chỉ dựa vào mấy sào ruộng thì khó mà khá lên được, nên ông Lê Xuân Quang, ở thôn Thọ Lộc 2, xã Nhơn Thọ (thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) đã mở gia trại chăn nuôi, chủ yếu là nuôi heo.

11/08/2015
Ninh Thuận quy hoạch đến năm 2020, toàn tỉnh có 1.930 ha đồng cỏ phục vụ chăn nuôi Ninh Thuận quy hoạch đến năm 2020, toàn tỉnh có 1.930 ha đồng cỏ phục vụ chăn nuôi

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1695/QĐ-UBND, ngày 31-7-2015 phê duyệt Quy hoạch đồng cỏ và vùng chăn nuôi gia súc có sừng tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

11/08/2015
Trở thành tỷ phú nhờ chăn nuôi bò sinh sản Trở thành tỷ phú nhờ chăn nuôi bò sinh sản

Đó là nông dân Lê Thành Đôn (sinh năm 1970), ngụ ấp Hưng Thạnh, xã Châu Hưng (Bình Đại - Bến Tre). Anh Đôn được tuyên dương, báo cáo điển hình là nông dân sản xuất giỏi năm 2014.

11/08/2015