Lễ Hội Ngày Mùa Trên Cánh Đồng Mẫu Lớn

Lần đầu tiên Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang phối hợp với UBND huyện Vị Thủy tổ chức “Lễ hội ngày mùa” trên cánh đồng mẫu lớn (CĐML), nhằm khuyến khích và tôn vinh nghề trồng lúa, đồng thời tạo sân chơi để bà con giao lưu, học hỏi.
Từ tờ mờ sáng ngày 6.3, gần 1.000 nông dân đã tập trung tại ấp 5, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy – nơi nằm trong khu vực CĐML điểm của tỉnh để tham dự khai mạc “Lễ hội ngày mùa”. Lão nông Trần Văn Thẳng phấn khởi cho biết: “Đây không chỉ là dịp để nhà nông “xả stress” sau một vụ mùa làm lụng vất vả mà còn là sân chơi bổ ích, giúp chúng tôi có dịp chia sẻ kinh nghiệm đồng áng, thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm”.
Điểm nhấn của lễ hội này chính là cuộc thi gặt lúa bằng lưỡi hái theo kiểu truyền thống. Mỗi đội tham gia gồm 5 người, gặt trên diện tích 9m2. Trong khoảng thời gian 25 phút, các đội phải hoàn thành các công đoạn từ gặt, tuốt lúa, thu hoạch và đều phải làm thủ công. Mặc kệ cái nắng như lửa đốt, giữa cánh đồng lúa chín rực, hàng trăm nông dân vẫn hăng hái hò hét, cổ vũ các đội, khiến không khí lễ hội vô cùng vui tươi, náo nhiệt.
Lão nông Ngô Văn Khá ở xã Vị Thanh chia sẻ: “Gần 40 năm trong nghề trồng lúa, lần đầu tiên tôi được tham dự một lễ hội ngày mùa vui như vậy. Tôi đã từng cầm phản, cù nèo, vòng gặt, cũng đã nếm đủ ngọt – đắng của nghề trồng lúa, nhất là thấu hiểu cái cảnh “được mùa, mất giá”. Giờ thấy bờ bao thủy lợi, trạm bơm điện, máy gặt đập liên hợp xuất hiện ngày càng nhiều trên đồng ruộng, tôi cũng thấy thật phấn chấn”.
Ông Khá cho hay: Từ khi tham gia sản xuất vào CĐML, nông dân chúng tôi được hưởng lợi rất nhiều, năng suất lúa không ngừng tăng, lợi nhuận cao hơn từ 300 – 400 đồng/kg so với sản xuất đại trà. Khoái nhất là được “3 cùng” với các cán bộ kỹ thuật nông nghiệp: Cùng ăn, cùng ở, cùng làm.
Ông Nguyễn Văn Đồng – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang cho biết thêm: “Lễ hội ngày mùa không chỉ tạo không khí vui tươi, phấn khởi khi bà con bước vào thu hoạch, mà còn kịp thời biểu dương một số nông dân có thành tích trong xây dựng CĐML. Đây cũng là dịp lắng nghe nguyện vọng, tâm tư của bà con, từ đó góp phần đẩy mạnh lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ngày càng hoàn thiện, hiệu quả”.
Có thể bạn quan tâm
-4052517.jpg)
Những loại ao sâu nước, kín gió, nhiều bèo (bèo tây, bèo tấm, bèo hoa dâu, bèo Nhật), ao tù, ao nhiều mùn bã hữu cơ ít được thay nước, mật độ thả cá dày thường là ao bị thiếu oxy. Kinh nghiệm kiểm tra sự thiếu hụt oxy trong môi trường nước nuôi cá: Sáng sớm đi thăm cá, thấy cá nổi đầu nhẹ tức là nghe tiếng vỗ tay, chúng lặn đi được là tốt; ngược lại khi nghe tiếng vỗ tay chúng vẫn nổi đầu đến 9-10 giờ sáng là ao thiếu oxy. Để tăng lượng oxy cho ao cần chú ý một số các yếu tố sau:

Theo tính toán của các nhà chuyên môn, chi phí thức ăn cho nuôi tôm thường chiếm trên 65-75% giá thành sản phẩm. Nhưng hiện tại, giá thức ăn cho tôm sú đến tay người nuôi giá cao ngất: từ 80.000-120.000 đồng/bao (25kg) tuỳ loại, đó là thanh toán tiền mặt, còn nợ đến thu hoạch giá còn tính cao hơn nhiều.

Từ khi mới bắt đầu nuôi tôm, các chuyên gia ngành thuỷ sản khuyến cáo, quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng phải nuôi riêng biệt với tôm sú, xây dựng hệ thống thuỷ lợi, nguồn nước khép kín, tuyệt đối không để lẫn lộn giữa nguồn nước nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng.
-5731762.jpg)
Vấn đề đau đầu nhất hiện nay với các tỉnh ven biển miền Trung từ TT- Huế đến Ninh Thuận là sản lượng khai thác thủy sản giảm sút, tàu nằm bờ chiếm tới 40 – 60% do giá nhiên liệu tăng cao, tình hình nuôi trồng thủy sản không thuận, đặc biệt tình trạng tôm bị bệnh chết khá nhiều, ảnh hưởng đến đời sống ngư dân. Theo số liệu của Sở NN-PTNT các tỉnh trong khu vực

Năm 2011, hai cán bộ được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhóm nghề nông nghiệp tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp dạy nghề và Giáo dục thường xuyên tỉnh đã có cơ hội được “mục sở thị” nghề trồng nấm ở Vĩnh Bảo (Hải Phòng).