Lấy Thỏ Nuôi... Trâu, Gà, Vịt

Ở xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên- Huế, ông Phạm Quang Dũng (thôn Di Đông) được coi là một trong những người tiên phong trong chăn nuôi, đặc biệt là nuôi thỏ.
Dẫn chúng tôi đi thăm những dãy chuồng nuôi thỏ san sát nhau, ông Dũng kể: “Ba năm nay, gia đình tôi nhờ thỏ mà "phất" lên. Từ ngày nghỉ hưu, tôi cùng với vợ chăn nuôi cũng đủ ăn. Năm 2009, con trai thứ của tôi đem về 2 con thỏ nuôi chơi, thấy thỏ rất dễ nuôi, không kén thức ăn, nếu nuôi càng nhiều thì hiệu quả kinh tế càng cao, nên tôi quyết định làm 15 ô chuồng nuôi thỏ”.
Từ 2 con thỏ giống ban đầu, đến nay ông đã có 150 con, trong đó có 15 con thỏ giống, 50 con thỏ thịt, 85 thỏ con. Nhờ nắm vững kiến thức về chăn nuôi, thực hiện nuôi thỏ theo chu trình khép kín, chủ động từ khâu con giống đến khi xuất bán, lại chủ động phòng tránh dịch bệnh, nên đàn thỏ phát triển khá nhanh.
Theo ông Dũng, thỏ giống nuôi 5-6 tháng thì bắt đầu sinh sản, bình quân mỗi năm đẻ 9 -10 lứa, mỗi lứa trung bình từ 5 - 8 con. Sau 10 ngày, thỏ con mở mắt, tập ăn cùng mẹ, 25 ngày thì tách mẹ. Nuôi 3 - 4 tháng, thỏ con đạt trọng lượng trung bình 1,8 kg/con. Thỏ mẹ sau 30 ngày có thể cho giao phối lại.
Ông Dũng vừa xuất chuồng 30 con thỏ thịt, 15 con thỏ nái chuẩn bị đẻ, thu nhập 7 triệu đồng. Trung bình mỗi tháng, ông xuất bán từ 100- 120kg, với giá bán khoảng 80.000 đồng/kg. Riêng thỏ giống giá 300.000 đồng/con. Trừ chi phí, ông lãi khoảng 6 triệu đồng. Trung bình, mỗi năm ông có thu nhập 60 triệu đồng. Tiền bán thỏ được ông đầu tư nuôi 10 con trâu, 50 con gà, 50 con vịt. Hiện gia đình ông có 4 con trâu, 20 con gà, 30 con vịt.
Ông cho biết, năm 2011 tổng thu nhập của gia đình gần 200 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 100 triệu đồng. Kế hoạch tới đây, gia đình ông tiếp tục đầu tư 50 triệu đồng mở rộng chuồng trại nuôi thỏ và 100 con gà thịt.
Có thể bạn quan tâm

UBND tỉnh Long An vừa phê duyệt Quy hoạch vùng nguyên liệu mía của tỉnh giai đoạn 2011-2020. Mục tiêu đến năm 2020, diện tích mía vùng quy hoạch là 11.000 ha, sản lượng 900.000 tấn mía, chiếm trên 90% sản lượng mía toàn tỉnh.

Gần đây, nhiều nông dân trong tỉnh Đồng Nai chuyển qua trồng thanh long ruột đỏ vì giá bán cao, lời nhiều. Diện tích trồng thanh long ruột đỏ tăng nhanh. Tuy nhiên, đầu ra của loại trái cây này ra sao thì hầu hết người trồng rất mù mờ.

Gặp phóng viên, nhiều nông dân Đồng Tháp Mười đều bày tỏ tâm tư về tình hình sản xuất nông nghiệp khó khăn giống như những điều nông dân Huỳnh Văn Sơn đã viết trong thư gửi Bộ trưởng Bộ NNPTNT.

Nói đến anh Dương Danh Đức, thôn Quyết Tiến, xã Thạch Xuân (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bà con trong thôn ai cũng biết. Mới 28 tuổi, anh đã có trang trại cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Những năm qua, mô hình sản xuất lúa - tôm đạt hiệu quả cao và được ngành chức năng khuyến cáo nông dân nhân rộng. Mô hình này ngày càng được nhiều nông dân trong tỉnh áp dụng.