Lật Tẩy Chiêu Thu Gom Bông Thanh Long

Thương lái đặt vấn đề mua bông thanh long với số lượng không hạn chế nhưng khi được yêu cầu ký kết hợp đồng thì bỏ đi không quay lại.
Ngày 12/6, ông Nguyễn Văn Thân - Chủ nhiệm Hợp tác xã Thanh long ruột đỏ Đức Mỹ, huyện Càng Long (Trà Vinh) cho biết nhiều thương lái đang rầm rộ thu mua bông thanh long. Theo kinh nghiệm nhiều năm làm vườn, ông nhận định đây có thể là chiêu trò lừa gạt, tận thu bông đang nở để gây thiệt hại mùa màng của bà con nông dân.
Theo ông Thân, vài tháng trước một số thương lái từ Tây Ninh đến liên hệ với ông đặt mua bông thanh long khô giá 50.000 một kg (10kg bông tươi được một kg bông khô), số lượng không hạn chế để chế biến trà xuất khẩu. Khi ông đề nghị ký kết hợp đồng thu mua thì các thương lái cho rằng khi nào có đủ số lượng theo yêu cầu sẽ ký hợp đồng, rồi bỏ đi. Bị "lật tẩy", sau đó thương lái không quay lại tìm ông Thân để mua bông thanh long như đã hứa.
Hiện thanh long đang vào thời vụ chính nên sản lượng bông rất cao. Tại Bình Thuận, Lâm Đồng và nhiều địa phương khác thương lái thu mua bông thanh long trước khi nở một ngày, không phân biệt lớn nhỏ với giá 3.500 đồng một kg. Trọng lượng bình quân là 4 bông một kg.
"Đây là chiêu lừa mới, nhà vườn nên cảnh giác vì khi tận thu bông thanh long bán, cây thanh long sẽ kiệt sức vụ sau. Đó là chưa kể khi nông dân ồ ạt phát triển cây thanh long để hái bông bán, khiến sản lượng cung vượt cầu sẽ không có nơi tiêu thụ", ông Thân nói.
Ông Lê Văn Bé - Chủ tịch Hội làm vườn tỉnh Trà Vinh cho biết, toàn tỉnh có khoảng 100ha thanh long ruột đỏ. Vài ngày trước Hội nhận được thông tin từ các huyện là có thương lái tìm găp nông dân đặt vấn đề mua bông thanh long trước khi nở nên ông Bé đã đề nghị nông dân không được bán.
Theo ông Bé, vì lợi nhuận trước mắt mà bán bông sẽ khiến thanh long không còn trái, gây thiệt hại lớn vì không đủ sản lượng để xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Từ đôi bàn tay trắng, vợ chồng anh Đặng Quang Hữu, thôn Khe Van, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông (Quảng Trị) đã gây dựng nên cơ nghiệp trị giá cả tỷ đồng. Không những vậy, mỗi năm anh còn giúp đỡ hàng trăm hộ có công ăn việc làm, có thu nhập...

Nhờ nuôi 1.000 cặp bồ câu Pháp giống, mỗi tháng gia đình ông Hứa Công Lương (55 tuổi, ở thôn An Ngãi Đông, xã Hoà Sơn, Hoà Vang, Đà Nẵng) đã ăn nên, làm ra, tạo được cuộc sống khấm khá.

Mải miết những ý tưởng mới trong sản xuất kinh doanh chè, anh Trịnh Xuân Thanh, chủ cơ sở sản xuất thương mại Duy Phát, thôn 12, xã Mỹ Bằng (Yên Sơn) luôn đau đáu với mô hình sản xuất chè an toàn bằng phương pháp hữu cơ, không dùng thuốc bảo vệ thực vật, không dùng phân bón hóa học…

Bà con nông dân ở ấp Phú Thuận, xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang chủ yếu sống bằng nghề trồng cây ăn trái kết hợp chăn nuôi, việc nuôi lươn còn rất mới mẻ, ít được bà con quan tâm. Với quyết tâm học hỏi và sự chí thú làm ăn tìm cách vươn lên làm giàu, anh Nguyễn Văn Bộ mạnh dạn nuôi lươn thương phẩm từ con giống đẻ tự và đã đạt được hiệu quả ngoài mong đợi.

Gia đình bà Nguyễn Thị Bình ở thôn Gia Phong, xã Tân Hưng, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) là một trong vài hộ đầu tiên tại huyện Vĩnh Bảo nuôi gà Ai Cập đẻ trứng.