Lấp Vò (Đồng Tháp) Vào Mùa Thu Hoạch Rộ Khoai Môn Và Kiệu

Hiện tại, bà con vùng màu của huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đang vào mùa thu hoạch rộ khoai môn và củ kiệu. Theo phản ánh của bà con nông dân, do năm nay thời tiết không thuận lợi nên năng suất của kiệu và khoai môn giảm trung bình từ 20 – 30% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, do sức mua của thị trường năm nay khá yếu nên giá thành giảm từ 10 - 15% so với năm 2013. Với mức giá và năng suất như hiện nay, người nông dân ở vùng màu hầu như không có lãi, không ít nông dân lỗ vốn do phải tốn thêm chi phí thuê đất canh tác.
Anh Lê Văn Còn ngụ ấp An Bình, xã Hội An Đông tâm sự: “Mọi năm trung bình 1 công kiệu thu hoạch năng suất đạt từ 4 - 5 tấn, nhưng năm nay do nắng nóng kéo dài, ruộng kiệu của tôi năng suất giảm khoảng 40%. Với mức giá 10.500 đồng/kg như hiện giờ tôi bị lỗ ít nhất từ 2 - 3 triệu đồng/công”.
Hội An Đông là một trong 3 xã tập trung diện tích kiệu và khoai môn lớn ở huyện Lấp Vò, với hơn 72ha trồng khoai môn và 32ha sản xuất kiệu. Đến nay, đã có gần 50% diện tích khoai môn và kiệu của địa phương được thu hoạch. Diện tích còn lại sẽ được thu hoạch dần từ nay đến hết Tết Nguyên đán.
Tuy nhiên cũng giống như kiệu, năng suất và giá khoai môn cũng giảm mạnh so với cùng kì năm trước. Hiện tại, giá khoai môn được thương lái thu mua tại ruộng với mức 8 ngàn đồng/kg, giảm từ 2 - 3 ngàn đồng so với cùng kỳ năm trước. Năng suất bình quân đạt 3 tấn/công, giảm từ 1 - 1,5 tấn so với cùng kỳ năng trước.
Theo thông tin từ nhiều thương lái, do năm nay khoai môn xuất đường tiểu ngạch sang Trung Quốc bị hạn chế nên ảnh hưởng rất lớn đến giá cả khoai môn nội địa.
Bên cạnh đó, sức tiêu thụ của thị trường TP.HCM và Hà Nội cũng giảm so với các năm trước nên giá thành của kiệu và khoai môn năm nay giảm mạnh. Với diện tích còn lại, bà con nông dân hi vọng thị trường cuối năm sẽ có nhiều tín hiệu khởi sắc hơn.
Theo ngành chức năng khuyến cáo, để trồng kiệu và khoai môn đạt năng suất cao, hạn chế sâu bệnh gây hại, ngoài áp dụng đúng kỹ thuật thì bà con nông dân cần lưu ý việc cách ly giữa các mùa vụ trong canh tác, không nên trồng liên tục kiệu hoặc khoai môn trên cùng một đơn vị diện tích qua nhiều mùa.
Để kiệu và khoai môn đạt năng suất cao, bà con nông dân có thể trồng luân canh hoặc xem canh các giống cây trồng khác trên nền đất đã trồng khoai môn và kiệu. Kỹ thuật này sẽ giúp cắt nguồn lương thực của một số ký sinh gây hại, đồng thời rễ cây trồng mới sẽ tiết những chất ức chế mầm bệnh của cây trồng vụ trước.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm khai thác tối đa nguồn lợi thủy sản, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã thực hiện nhiều dự án chăn nuôi thủy sản trên địa bàn, trong đó, việc triển khai nuôi thí điểm loài cá đặc sản dầm xanh tại ao nuôi của một số hộ gia đình ở xã Trung Hà.

Đồng chí Đinh Xuân Bền, Phó Chủ tịch UBND phường Đại Yên (Quảng Ninh), cho biết: Trước đây người dân chủ yếu nuôi trồng thuỷ sản tập trung ở khu vực bãi triều và những ruộng cấy lúa kém hiệu quả.

Cụ thể, giá bán buôn đường (có thuế giá trị gia tăng) tại nhà máy đường trong tuần qua ở miền Bắc là 11.163 – 12.350 đồng/kg, miền Trung, Tây Nguyên là 12.100 – 12.385 đồng/kg, còn các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL dao động từ 11.700 – 12.150 đồng/kg. Đây là mức giá cao hơn giá đường tại thị trường nội địa Trung Quốc.

Qua các lớp tập huấn, bà con được các chuyên gia cung cấp một số kiến thức cơ bản về quy trình sản xuất cà phê. Điều khiến mọi người ngạc nhiên là để biết được đất trồng có phù hợp với cây cà phê hay không thì cần phải mang đi xét nghiệm. Sau một thời gian, bà con được hướng dẫn cách bón phân dựa trên kết quả xét nghiệm đất như bổ sung phân chuồng, vi lượng... và phương pháp bón phân cũng rất khác so với làm thông thường.

Với ngư trường rộng và thuận lợi, thêm vào đó là kinh nghiệm đánh bắt, nuôi trồng hải sản lâu đời của người dân, Quảng Ninh là địa bàn có sản lượng thuỷ sản cao. Tuy nhiên, hiện nay không ít các đơn vị chế biến thuỷ sản trên địa bàn lại khó mua nguyên liệu ngay trên “sân nhà”. Việc này đã khiến cho hầu hết các đơn vị này chỉ hoạt động được hơn 40% công suất.