Lập vành đai đánh bật gia cầm nhập lậu

Đó là nhận định của lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông quốc gia tại hội thảo đánh giá kết quả bước đầu thực hiện dự án, diễn ra ngày 19.11 ở Quảng Ninh.
Khó khăn để triển khai dự án
“Mô hình sản xuất giống gia cầm cho các tỉnh biên giới phía Bắc” được Bộ NNPTNT triển khai tại 7 tỉnh gồm: Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Điện Biên, Quảng Ninh, Hà Giang và Lai Châu từ năm 2014.
Tại 7 tỉnh này, các giống gia cầm ở đây khá phong phú.
Ngoài các giống bản địa do người dân tự lai tạo còn có nguồn giống cung cấp từ các cơ sở trong nước, như gà có các giống: LV, LV lai, Tam Hoàng, Ri, Ri lai, Chọi, Chọi lai, Mía lai, Hồ, Hồ lai, Đông Tảo, Đông Tảo lai, H'Mông; thủy cầm có: Vịt cỏ, vịt Bầu, PT, Đốm, Triết Giang, TC, Khakicampbell, SM...
Mô hình nuôi vịt biển tại phường Mông Dương (TP.Cẩm Phả, Quảng Ninh) theo dự án đang đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, lợi dụng đường biên dài khó kiểm soát, gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc bên kia biên giới rẻ, việc nhập lậu các mặt hàng này vào các tỉnh biên giới và đi sâu vào nội địa diễn biến rất phức tạp gây nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho cả đàn vật nuôi và con người.
Bên cạnh đó, trình độ chăn nuôi của người dân ở 7 tỉnh biên giới phía Bắc còn rất hạn chế, đặc biệt là quy trình chăn nuôi gia cầm bố mẹ để sản xuất giống hầu như mang tính tự phát nhỏ lẻ, cơ sở vật chất để xây dựng chuồng trại và vật tư tham gia đối ứng còn rất nhiều khó khăn.
Do địa bàn triển khai mô hình xa, việc vận chuyển con giống và các vật tư cần thiết cũng gặp những khó khăn nhất định.
Hiệu quả kinh tế cao
Đến nay, dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống gia cầm cho 7 tỉnh biên giới phía Bắc” đã hỗ trợ 10.000 con gà, vịt bố mẹ; cung cấp thức ăn hỗn hợp các giai đoạn dò hậu bị và sinh sản cho 76 hộ tham gia mô hình.
Đồng thời vận hành 5 cơ sở ấp trứng gia cầm tại 5 tỉnh...Cũng theo đánh giá kết quả năm 2014-2015, đàn gà, vịt bố mẹ phát triển tốt, tỷ lệ đẻ trứng, tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở đều đạt cao.
Các hộ nuôi cơ bản đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, bước đầu đưa an toàn sinh học vào chăn nuôi, hình thành các nhóm hộ chăn nuôi.
Hiệu quả kinh tế của mô hình cao hơn khoảng 10% so với sản xuất đại trà trước đây.
Trong hơn 1 năm thực hiện, Quảng Ninh đã xây dựng 4 điểm trình diễn đạt quy mô 4.000 con gia cầm, 2 máy ấp, 2 máy nở với 33 hộ tham gia đạt 100% so với yêu cầu hợp đồng đã ký với dự án.
100 hộ áp dụng đúng chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo yêu cầu của dự án nên tỷ lệ gia cầm nuôi sống đến lúc đẻ đạt 95%, tỷ lệ gia cầm đẻ đạt 90%.
Có thể bạn quan tâm

Từ loại trái chín không ai ăn nổi bởi vị chua, không chỉ được bà Võ Thị Cúc (62 tuổi) ở cù lao Long Trị (Trà Vinh) chế biến thành thực phẩm đặc sản, mà còn góp phần bảo vệ rừng bần phòng hộ ven biển.

Đây là cách nói dân dã của nông dân Nam bộ khi đề cập đến chương trình “Công nghệ sinh thái” vừa được UBND tỉnh An Giang và Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) tổ chức chuyển giao kỹ thuật. “Công nghệ sinh thái” là chương trình trồng hoa quanh ruộng lúa và đã qua thử nghiệm tại An Giang, Tiền Giang trong năm 2010 và vụ đông xuân vừa qua.

Cùng với sự phát triển về đô thị, nâng cao tầm hiểu biết, người dân ngày càng có xu hướng quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông sản, đặc biệt là rau củ quả. Nhu cầu sử dụng rau an toàn (RAT) ngày càng tăng, người tiêu dùng đòi hỏi không chỉ về chất lượng rau mà còn phải đảm bảo sạch và an toàn cho sức khoẻ.

Mấy năm gần đây, người trồng vải thiều ở Lục Ngạn (Bắc Giang) khốn khổ vì vải thường được mùa mất giá. Càng khổ hơn vì bị người dân nơi khác lợi dụng thương hiệu sẵn có của vải thiều Lục Ngạn để trục lợi.

Theo sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, hiện nay giá cá tra xuất khẩu tại Trà Vinh ở mức 23.500-24.000 đồng/kg, tăng khoảng 500 đồng/kg so đầu tháng 8