Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lập Nghiệp Từ Cánh Đồng Hoang

Lập Nghiệp Từ Cánh Đồng Hoang
Ngày đăng: 18/12/2014

Đến phường Hà An (TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh), hỏi ai cũng biết ông Nguyễn Văn Khang, một tấm gương nỗ lực vượt khó và là hộ sản xuất kinh doanh giỏi điển hình trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản ở địa phương.

Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà nhỏ nằm giữa đầm nuôi trồng thuỷ sản rộng mênh mông tại khu 12, phường Hà An, ông Khang kể cho chúng tôi nghe quá trình lập nghiệp từ nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2005, vị trí ao đầm hiện tại của gia đình ông chỉ là đồng đất hoang hoá, cỏ lau mọc đầy.

Thấy vậy, ông đã đề nghị với chính quyền xã Hà An, nay là phường Hà An xin được khai hoang để phát triển kinh tế gia đình. Xem xét thấy đồng đất này không phù hợp với trồng trọt nên ông đã mạnh dạn đầu tư số vốn dành dụm bao năm của gia đình để đào 1ha đất, đắp đầm nuôi cá trắm và rô phi. Do chưa có kinh nghiệm nên trong vụ đầu thu hoạch cá, gia đình ông chỉ hoà vốn mà không có lãi.

Quyết tâm không bỏ cuộc, ông tiếp tục mày mò, học hỏi kiến thức nuôi trồng thuỷ sản từ sách, báo và qua những kinh nghiệm thực tế từ những hộ nuôi trồng thuỷ sản ở các địa phương. Khi đã tự tin hơn về kiến thức nuôi trồng thuỷ sản, ông tiếp tục mở rộng và đầu tư 7ha ao đầm để nuôi cua, cá vược.

Hàng năm, gia đình ông thả nuôi với số lượng con giống từ 3.000-4.000 tôm, cua, cá với sản lượng thu hoạch khoảng 4 tấn, mang lại lợi nhuận trung bình 550 triệu đồng/năm cho gia đình. Đặc biệt, sản phẩm thuỷ sản của gia đình ông bắt đầu có thương hiệu trên thị trường, được tiêu thụ tại Big C Hạ Long, một số siêu thị, nhà hàng lớn trên địa bàn TX Quảng Yên và TP Hạ Long.

Chia sẻ với chúng tôi về kinh nghiệm nuôi trồng thuỷ sản, ông Khang cho biết: “Qua thực tế tôi rút ra kinh nghiệm rằng, việc cải tạo ao đầm, đảm bảo vệ sinh môi trường nước là khâu quan trọng hàng đầu. Bởi, dịch bệnh đối với nghề nuôi thuỷ sản, nhất là nuôi quảng canh rất khó chữa trị.

Vì thế phải nắm chắc kỹ thuật và áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng. Cùng với đó thì con giống cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Con giống có tốt thì sức đề kháng sẽ tốt, ít rủi ro hơn và cho thành phẩm tốt hơn”. Với những kinh nghiệm trong nuôi trồng thuỷ sản, thời gian qua ông Khang rất nhiệt tình hướng dẫn bà con chòm xóm kiến thức cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng. Ông còn nhiệt tình “bắt bệnh” khi ao đầm của bà con trong phường có biểu hiện dịch bệnh để kịp thời chữa trị.

Với vai trò là Hội trưởng Hội Nghề cá, ông còn duy trì hiệu quả hoạt động của Hội, thường xuyên tạo điều kiện cho 22 hộ là thành viên của Hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong phát triển kinh tế từ nuôi trồng thuỷ sản; tổ chức cho thành viên tham quan các mô hình nuôi trồng tại nhiều địa phương khác. Không chỉ sản xuất kinh doanh giỏi, ông Khang còn tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, gương mẫu đi đầu trong thực hiện các phong trào, cuộc vận động do địa phương phát động.

Hiện nay, mô hình nuôi trồng thuỷ sản của gia đình ông Nguyễn Văn Khang đã được nhân rộng trên địa bàn thị xã. Riêng tại phường Hà An, bà con đã chuyển đổi 156ha diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản tập trung. Nhiều hộ đã mạnh dạn đưa những con giống có giá trị kinh tế cao vào nuôi trồng nên cho sản lượng và chất lượng tốt.

Nguồn bài viết: http://baoquangninh.com.vn/kinh-te/201412/tren-que-huong-bach-dang-giang-lap-nghiep-tu-canh-dong-hoang-2252313/


Có thể bạn quan tâm

Giá Cá Tra “Rơi Tự Do”, Người Nuôi Điêu Đứng Giá Cá Tra “Rơi Tự Do”, Người Nuôi Điêu Đứng

Theo khảo sát của chúng tôi, giá cá tra thương phẩm trên thị trường An Giang ngày 2-6-2014 chỉ còn 20.500 đồng/kg (loại từ 700 gram – 1kg/con). Cá rớt giá nhưng ít người mua. Trước đây 1 tháng, loại cá này được các doanh nghiệp (DN) trong tỉnh mua từ 25.000 – 25.500 đồng/kg.

05/06/2014
Khai Thác Thủy Sản Cả Tỉnh Khánh Hòa Trong 5 Tháng Đầu Năm Được Hơn 32.000 Tấn Khai Thác Thủy Sản Cả Tỉnh Khánh Hòa Trong 5 Tháng Đầu Năm Được Hơn 32.000 Tấn

Ngoài ra, sản lượng tôm thịt, tôm hùm giảm trên 5%, do dịch bệnh thường xuyên xảy ra, nhiều diện tích nuôi chưa đến kỳ thu hoạch. Đến hết tháng 5/2014, Chi cục Nuôi trồng thủy sản Khánh Hòa đã kiểm dịch được hơn 240 triệu con tôm sú giống và hơn 378 triệu con tôm thẻ chân trắng để xuất bán ra ngoài tỉnh.

05/06/2014
Nghề Nuôi Nhím Và Sự Suy Thoái Nghề Nuôi Nhím Và Sự Suy Thoái

Nhớ lại vào những năm 2009-2010, nuôi nhím nổi lên như một nghề góp phần xóa đói, giảm nghèo. Và trên thực tế, tại thời điểm đó, đã có một số hộ gia đình đổi đời nhờ nghề nuôi nhím. Mặc dù số vốn đầu tư ban đầu, đặc biệt là tiền mua nhím giống khá lớn, nhưng nhiều hộ dân vẫn quyết định nuôi, thậm chí có nhiều hộ không ngần ngại vay vốn ngân hàng để đầu tư nuôi nhím với quy mô lớn.

05/06/2014
Tái Canh Cây Cà Phê Quy Trình Mới Trên Đất Cũ Tái Canh Cây Cà Phê Quy Trình Mới Trên Đất Cũ

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, diện tích cà phê già cỗi cần phải trồng thay thế và chuyển đổi trong 5-10 năm tới tại Tây Nguyên khoảng 140.000-160.000 ha (chiếm trên 20% diện tích cà phê của toàn vùng); trong đó cà phê trên 20 năm tuổi hiện có trên 86.000 ha. Nếu không kịp thời tái canh, chất lượng và sản lượng cà phê của Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng sẽ sớm bị ảnh hưởng.

05/06/2014
Hơn 10 Ha Mì Bị Bệnh Thối Củ Hơn 10 Ha Mì Bị Bệnh Thối Củ

Trước mắt, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Dương Minh Châu khuyến cáo nông dân nên sử dụng phân vi sinh khi trồng mì, vì trong loại phân bón này có chất Trichoderma có thể khống chế 5 loại nấm trong đất ngăn không cho chúng phát triển, hạn chế mức độ thối củ trên cây mì.

05/06/2014