Lập Hội Sản Xuất Cà Phê Bền Vững

Hôm nay 14-2, Hội người sản xuất cà phê bền vững tỉnh Lâm Đồng sẽ đi vào hoạt động.
Theo ông Trần Duy Việt - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng, việc thành lập hội có giá trị làm tăng diện tích sản xuất cà phê bền vững theo các tiêu chuẩn quốc tế như 4C, UTZ; đồng thời tăng sản lượng cà phê xuất khẩu và có kế hoạch hỗ trợ nông dân sản xuất cà phê sạch chất lượng cao.
Hiện Lâm Đồng có 12 doanh nghiệp đang hỗ trợ sản xuất và bao tiêu cà phê chất lượng cao với tổng diện tích hơn 40.000ha.
Ngoài ra, theo đề án thành lập, hội còn cùng ngành nông nghiệp của tỉnh tham gia điều chỉnh cách dùng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho hợp lý, phát triển công nghệ thu hái và bảo quản sau thu hoạch, đào tạo nông dân trở thành người sản xuất am hiểu về cà phê, lập các kênh thông tin thị trường và đảm bảo giá bán phù hợp với chi phí sản xuất.
Lâm Đồng có 145.000ha cà phê, là tỉnh có diện tích sản xuất cà phê lớn thứ hai trên cả nước (sau Đắk Lắk).
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, nông dân Sóc Trăng đã sử dụng giống lúa thơm dòng ST, đặc biệt là lúa ST5 đưa vào sản xuất với diện tích cao, trong đó có nhiều cánh đồng lớn sử dụng giống này. Do dễ trồng, cho năng suất và giá trị cao nên nhiều hộ nông dân khá lên nhờ trồng giống lúa được công nhận cấp Quốc gia này. Tuy nhiên, thời gian qua giá bán đã giảm nhiều, thậm chí nông dân còn không bán được lúa nên đã có nhiều nông dân bỏ sản xuất giống cấp Quốc gia.

Bí xanh giống Thiên Thanh 5 được cho là ít sâu bệnh, nếu trồng đúng kỹ thuật sẽ cho thu hoạch khoảng 1 tấn quả/sào. Với giá bán trên thị trường hiện nay từ 10 – 13 nghìn đồng/kg, người trồng bí sẽ thu hơn 10 triệu đồng/sào.

Do không có thương lái đến thu mua nên sau khi thu hoạch xong đa phần bà con tự vận chuyển ra nhà máy để bán. Mía cân chỉ đạt từ 8 - 9 chữ đường, với giá 650 - 700 đồng/kg, sau khi trừ chi phí sản xuất, nông dân trồng mía lỗ 700.000 - 800.000 đồng/công.

Vụ thu hoạch mía năm 2014 - 2015 đã bắt đầu hơn một tháng nay. Theo phản ánh của nông dân nhiều nơi, việc thu hoạch mía năm nay có nhanh hơn so với các năm trước, tâm lý sợ mía khô, sợ mía cháy của bà con nông dân cũng giảm bớt. Có điều - cũng theo lời bà con nông dân, cây mía hiện nay không còn mang lại nhiều lợi nhuận như trước nên không tạo được sự an tâm để nông dân có thể tiếp tục gắn bó với cây mía.

Với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, chọn giống cây trồng kháng sâu bệnh và thời điểm gieo trồng thích hợp, hiệu quả kinh tế mang lại từ rau màu ngày càng ổn định hơn. Điều quan trọng là từ sự gắn bó của người nông dân với cây trồng, hy vọng người trồng rau màu trong tỉnh sẽ có được một vụ mùa bội thu trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi sắp tới.