Lập dự án đầu tư xây dựng Khu hậu cần nghề cá Tam Quang

Sau khi đến thực tế tại 2 địa điểm là khu vực thôn Xuân Trung và thôn An Hải Đông cũng như nghe ý kiến của UBND xã Tam Quang, UBND huyện Núi Thành, Sở NN&PTNT, Sở Kế hoạch - đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh đã quyết định chọn địa điểm xây dựng khu hậu cần nghề cá bao gồm cả 2 thôn trên, kiện toàn lại đường ĐT 618.
Khu hậu cần nghề cá Tam Quang có quy mô lớn, thuộc cấp vùng, gồm cảng cá; khu thu mua hải sản, thực hiện các dịch vụ hậu cần cho nghề cá; khu đóng mới, sửa chữa tàu thuyền.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh giao nhiệm vụ cho Sở NN&PTNT phối hợp với Sở Kế hoạch - đầu tư, UBND huyện Núi Thành và xã Tam Quang hoàn thiện dự án, đề xuất Trung ương giải ngân trong kế hoạch trung hạn 2016 - 2020 để nhanh chóng đầu tư hoàn thành.
Đây là dự án trọng điểm của tỉnh, của vùng duyên hải miền Trung, giải quyết ổn thỏa đầu ra hải sản cũng như thực hiện đồng bộ các dịch vụ hậu cần, nâng cao giá trị sản xuất của nghề cá vốn bấp bênh đầu ra, kéo dài trong nhiều thập kỷ qua.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tổng kim ngạch XK nhuyễn thể 2 mảnh vỏ sang Mỹ trong 9 tháng đầu năm 2015 đạt 4,86 triệu USD, giảm 8,8% so với cùng kỳ năm 2014.

Chất cấm tạo nạc “bung đùi, nở mông” (chủ yếu là Salbutamol) được dân trong nghề gọi là “mỳ chính” cho lợn. Việc sử dụng loại “mỳ chính” này được xem là “một người đầu độc hàng triệu người”, là tội ác, cơ quan chức năng kiến nghị cần xử lý hình sự.
Sau vài ngày cấm cửa khoai tây Trung Quốc, UBND TP Đà Lạt lại bất ngờ cho các tiểu thương nhập loại nông sản này.

Sau nhiều ngày thâm nhập thực tế, PV đã tìm ra những “chiêu trò” ép giá của thương lái Trung Quốc (TQ) cũng như những bất ổn trong việc tổ chức sản xuất thanh long của ta hiện nay.

Trong khi hầu hết các nước đều xóa bỏ thuế quan đối với nông sản từ Việt Nam, đặc biệt là gạo thì Nhật Bản lại không cam kết với mặt hàng này.