Lập danh sách doanh nghiệp tham gia xuất khẩu

Với việc Việt Nam ký FTA với Liên minh Kinh tế Á - Âu ngày 29.5, trao đổi với NTNN, ông Nguyễn Như Tiệp – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản (Bộ NNPTNT) cho biết, để chuẩn bị sẵn sàng cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam xuất khẩu, các đơn vị có liên quan của Bộ NNPTNT đã gửi danh sách các DN đang có mặt hàng xuất khẩu và có đủ điện kiện xuất khẩu các mặt hàng nông sản sang thị trường này. “Hiện tại, đối tác đã cho Việt Nam danh sách các DN có đủ điều kiện xuất khẩu thuỷ sản sang Nga. Chúng tôi đang đề xuất họ công nhận thêm các DN khác có đủ điều kiện xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nga” - ông Tiệp nói.
Cũng theo ông Tiệp, để tạo điều kiện thuận lợi cho các DN xuất khẩu, Cục đã kiểm tra và lập danh sách 106 DN xuất khẩu thuỷ sản đủ điều kiện về mặt hải quan của Liên Minh Á – Âu, nhưng hiện tại mới có 21 DN được phê duyệt, phía Việt Nam vẫn đang tiếp tục đề nghị công nhận các DN còn lại.
Đại diện Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cũng cho biết, Việt Nam đã lập danh sách công nhận cho 9 DN có đủ điều kiện xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi sang Việt Nam và ngược lại, phía Việt Nam cũng gửi danh sách hơn 40 DN có đủ điều kiện xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi sang Nga, hiện đang chờ phía Nga phê duyệt danh sách này.
Trao đổi thêm về cơ hội của nông sản Việt Nam, ông Hoàng Trung – Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cũng cho biết, từ trước tới nay, các thị trường của Nga và các nước liên minh đã là thị trường truyền thống, nhập nhiều chè, cà phê, hồ tiêu... của ta. “Yêu cầu của các thị trường này không đòi hỏi cao là phải chiếu xạ mà chỉ cần có kiểm dịch thực vật là có thể xuất khẩu đi được. Tuy nhiên, hiện Việt Nam mới chủ yếu xuất khẩu được các mặt hàng khô sang thị trường này, còn hoa quả tươi thì rất ít, có thể do một số hoa quả tươi của Việt Nam chưa phù hợp thị hiếu của thị trường này” - ông Trung nêu ý kiến.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Hà Văn Nghĩa, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, Phó Ban chỉ đạo thực hiện xây dựng NTM tỉnh: Việc hỗ trợ sản xuất giúp nâng cao thu nhập cho người dân luôn được các địa phương quan tâm, triển khai thường xuyên. Hàng năm, các huyện và TP. Bà Rịa đều xây dựng kế hoạch triển khai các mô hình, dự án phát triển nông nghiệp.

Theo ngư dân Nguyễn Văn Út, ở phường Thắng Tam (TP. Vũng Tàu), nghề rập ghẹ, ốc đã có ở đất Vũng Tàu từ những năm 90 của thế kỷ trước, là nghề truyền thống của những ngư dân gốc Bình Định, Quảng Ngãi di cư vào Nam. Ở BR-VT, ngư dân hành nghề rập ghẹ, ốc tập trung chủ yếu ở khu vực Xóm Lưới (TP. Vũng Tàu), thị rấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ),

Theo Sở NN-PTNT, ngành chăn nuôi của BR-VT hiện nay phát triển mạnh, nguồn cung các loại gia súc và gia cầm khá dồi dào, đáp ứng được nhu cầu của thị trường Tết. Công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cũng được ngành nông nghiệp chú trọng thực hiện trong thời gian qua.

Khoảng 90% sản lượng hạt mắc ca được dùng trong ngành thực phẩm và giá trị cao của loại hạt này đang hứa hẹn sẽ trở thành một nguồn thu đáng kể cho Việt Nam.

Sau khi đạt sản lượng kỷ lục giúp giá trị xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ trong 9 tháng đầu năm kết thúc vào tháng 12/2014 tăng khoảng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, ngành tôm nước này đang lo ngại dịch bệnh tôm RMS (Running Mortality Syndrom) có khả năng hoành hành trong năm mới.