Lập danh sách doanh nghiệp tham gia xuất khẩu

Với việc Việt Nam ký FTA với Liên minh Kinh tế Á - Âu ngày 29.5, trao đổi với NTNN, ông Nguyễn Như Tiệp – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản (Bộ NNPTNT) cho biết, để chuẩn bị sẵn sàng cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam xuất khẩu, các đơn vị có liên quan của Bộ NNPTNT đã gửi danh sách các DN đang có mặt hàng xuất khẩu và có đủ điện kiện xuất khẩu các mặt hàng nông sản sang thị trường này. “Hiện tại, đối tác đã cho Việt Nam danh sách các DN có đủ điều kiện xuất khẩu thuỷ sản sang Nga. Chúng tôi đang đề xuất họ công nhận thêm các DN khác có đủ điều kiện xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nga” - ông Tiệp nói.
Cũng theo ông Tiệp, để tạo điều kiện thuận lợi cho các DN xuất khẩu, Cục đã kiểm tra và lập danh sách 106 DN xuất khẩu thuỷ sản đủ điều kiện về mặt hải quan của Liên Minh Á – Âu, nhưng hiện tại mới có 21 DN được phê duyệt, phía Việt Nam vẫn đang tiếp tục đề nghị công nhận các DN còn lại.
Đại diện Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cũng cho biết, Việt Nam đã lập danh sách công nhận cho 9 DN có đủ điều kiện xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi sang Việt Nam và ngược lại, phía Việt Nam cũng gửi danh sách hơn 40 DN có đủ điều kiện xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi sang Nga, hiện đang chờ phía Nga phê duyệt danh sách này.
Trao đổi thêm về cơ hội của nông sản Việt Nam, ông Hoàng Trung – Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cũng cho biết, từ trước tới nay, các thị trường của Nga và các nước liên minh đã là thị trường truyền thống, nhập nhiều chè, cà phê, hồ tiêu... của ta. “Yêu cầu của các thị trường này không đòi hỏi cao là phải chiếu xạ mà chỉ cần có kiểm dịch thực vật là có thể xuất khẩu đi được. Tuy nhiên, hiện Việt Nam mới chủ yếu xuất khẩu được các mặt hàng khô sang thị trường này, còn hoa quả tươi thì rất ít, có thể do một số hoa quả tươi của Việt Nam chưa phù hợp thị hiếu của thị trường này” - ông Trung nêu ý kiến.
Có thể bạn quan tâm

Trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, báo cáo tình hình KT – XH, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho biết: Tình hình kinh tế-xã hội năm 2014 đã và đang có những dấu hiệu chuyển biến hết sức tích cực. Chính phủ đặt mục tiêu cao hơn trong năm 2015.

Sự phối hợp giữa ngành nông nghiệp với chính quyền địa phương, giữa cán bộ kỹ thuật cơ sở của ngành nông nghiệp với nhau trong thời gian qua chưa thật sự mang lại hiệu quả, nhất là trong quản lý dịch bệnh trên tôm nuôi. Vì thế, việc Sở NN&PTNT triển khai cơ chế phối hợp trong hoạt động là một giải pháp cần thiết.

Với ngư dân, bao đời nay biển cả là chốn mưu sinh. Biển yên, gió lặng thì ra khơi buông câu, thả lưới. Mùa biển động thì bãi triều chính là nơi tạo nguồn sống. Thời điểm này đang là mùa của dời biển, sò giá (loại dùng để làm thức ăn cho tôm giống, tôm hùm); chỉ trong nửa ngày đi đào người dân đã kiếm được tiền triệu.

Hoạt động chế biến cá tra xuất khẩu ĐBSCL đang vào cao điểm đợt xuất hàng cuối năm nên cá tra nguyên liệu tăng từ 23.000 lên 24.000 đồng/kg và dự báo sẽ tiếp tục tăng giá trong những ngày tới.

Trong số các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp (DN) nghề đăng đạt được doanh thu cao năm nay phải kể đến HTX Thủy sản Thống Nhất (TP. Nha Trang, Khánh Hoà) với gần 3 tỷ đồng; DN Tư nhân Tiến Thành (TP. Nha Trang) gần 2,8 tỷ đồng; HTX Thủy sản Đầm Môn (xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh) hơn 1,8 tỷ đồng...