Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lập chi hội tổ hội ngành nghề rất hiệu quả

Lập chi hội tổ hội ngành nghề rất hiệu quả
Ngày đăng: 01/11/2015

Phóng viên Báo NTNN đã trao đổi với Phó Chủ tịch Thường trực Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn về định hướng, giải pháp cho vấn đề phát triển tổ chức Hội ND vùng đô thị hóa.

Phó Chủ tịch Thường trực Lại Xuân Môn cho rằng, tại các vùng đô thị hóa, các cấp Hội ND cần tập trung thành lập các chi, tổ hội nghề nghiệp, đào tạo, tập huấn chi hội trưởng, đầu tư kinh phí để chi, tổ hội hoạt động nhằm thu hút hội viên, ND…

Công tác xây dựng, phát triển Hội ND ở các vùng đô thị cần được đổi mới trong bối cảnh đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, ND chuyển sang làm công nhân hoặc kinh doanh, dịch vụ.

Ông nhận định thế nào về vấn đề này?

 

Mặc dù đã chuyển sang làm kinh doanh, dịch vụ nhưng Hội ND phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy (Hà Nội) vẫn thu hút được nhiều hội viên tham gia sinh hoạt.

- Tại các vùng đô thị hóa, nông dân đang gặp nhiều khó khăn bởi diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp nên sản xuất manh mún, nhỏ lẻ.

Nhiều ND ở khu vực này sẽ rời bỏ đồng ruộng để vào các khu công nghiệp làm việc.

Đa số ND làm theo thời vụ, hết việc lại trở về nông thôn.

Như thế áp lực về việc làm, đất để sản xuất rất lớn.

Hội NDVN rất quan tâm đến vấn đề này và đang tập trung củng cố xây dựng tổ chức Hội ND ở khu vực này.

Thực hiện Kết luận số 61/2009 của Ban Bí thư về Đề án “Nâng cao vai trò trách nhiệm của Hội NDVN trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và trong xây dựng giai cấp NDVN giai đoạn 2010-2020”, Hội NDVN đã tập trung xây dựng một loạt đề án, trong đó có đề án về đào tạo cán bộ hội cơ sở trình Thủ tướng và được Thủ tướng phê duyệt thông qua Quyết định 1045.

Đề án này xác định đào tạo đến tận cán bộ chi, tổ hội để củng cố, kiện toàn xây dựng đổi mới hoạt động hội ND để tập trung phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh đó, Hội NDVN chỉ đạo thành lập các chi, tổ hội theo khu dân cư, theo nghề nghiệp như chi, tổ hội nuôi cá, nuôi thỏ, trồng hoa, nuôi bò sữa…

Thành lập các chi, tổ hội nghề nghiệp là để định hướng nông dân sản xuất theo quy hoạch, đáp ứng yêu cầu thị trường, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, bảo vệ môi trường.

Hội NDVN kết nạp, thu hút hội viên là ND ở nông thôn và cả ND ở đô thị nhưng làm nông nghiệp…

Hiện nay, việc thành lập các chi, tổ hội ngành nghề rất hiệu quả.

Hội ND tại nhiều vùng đô thị làm rất hiệu quả. Hội viên rất thích vào các chi, tổ hội ngành nghề.

Tôi đã thăm nhiều mô hình ở TP.Cần Thơ. Những người trồng cây cảnh ở đây họ vào Hội, thường xuyên trao đổi nghề nghiệp, liên kết đầu ra, đầu vào rất tốt…

Việc duy trì và phát triển bền vững tổ chức Hội ND ở các vùng đô thị hóa còn nhiều khó khăn.

Một số địa phương đã đề nghị giải thể chi hội ND.

Ông nghĩ sao về điều này?

"Khi vào tổ chức Hội, ND được Hội chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, được vay vốn sản xuất, đào tạo nghề, hỗ trợ vật tư nông nghiệp, tập huấn khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn, tổ chức liên kết sản xuất.

Như vậy, để thu hút hội viên, tổ chức Hội phải đổi mới nội dung phương thức hoạt động phong phú, thiết thực hơn”. Phó Chủ tịch Thường trực BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn

- Quá trình đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh dẫn đến đất sản xuất bị thu hẹp, ND gặp nhiều khó khăn, họ chuyển sang làm dịch vụ, hay làm ở các khu công nghiệp.

Điều đó dẫn tới thực trạng tổ chức Hội ở đó thu hẹp lại, thậm chí giải thể khi không còn ND nữa.

Đấy là xu hướng bất khả kháng và chúng ta phải chấp nhận.

Tuy nhiên, ở chi, tổ hội nào vẫn còn nông dân, còn người sản xuất nông nghiệp thì vẫn phải duy trì tổ chức Hội để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, có tiếng nói đại diện cho ND.

Vậy để duy trì và nâng cao chất lượng hội viên ở các vùng đô thị hóa và ven đô, ven thị, Hội NDVN đã có những giải pháp gì, thưa ông?

- Sau khi tìm hiểu, nắm bắt tình hình ở một số nơi như Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP.Hồ Chí Minh… chúng tôi nhận thấy tổ chức Hội nhất thiết phải thay đổi, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động.

Cần tập trung xây dựng các chi, tổ hội theo ngành nghề.

Hội NDVN đang tập trung xây dựng đề án đào tạo cán bộ, tập trung vào cán bộ hội cơ sở.

Thêm vào đó, Hội tập trung đào tạo nghề cho những nông dân vùng đô thị hóa, tạo điều kiện hết sức để họ được vay vốn phát triển sản xuất, làm nghề.

Chúng tôi rất chú trọng vấn đề hướng dẫn ND phát triển nông nghiệp ở khu đô thị một cách thân thiện với môi trường.

Đối tượng ND ở khu đô thị hóa dù điều kiện đất đai hạn hẹp, nhưng nếu được hướng dẫn tốt, họ làm rất hiệu quả.

Ông đánh giá thế nào về vai trò của người đứng đầu chi, tổ hội vùng đô thị hóa trong quá trình đổi mới nội dung, phương thức hoạt động?

- Chi, tổ hội được ví như gốc của các hoạt động hội.

Chúng tôi đánh giá chi, tổ hội trưởng là những người gần gũi và hiểu ND, nên khi họ hướng dẫn, tuyên truyền, vận động ND rất suôn sẻ.

Chi hội trưởng là người quyết định đến chất lượng hoạt động của cơ sở hội.

Họ là những người có đề xuất góp ý xây dựng chủ trương, chính sách rất tốt, và cũng qua họ, các chủ trương chính sách mới đến được với người ND.

Vậy nên, chúng tôi chú trọng đào tạo, tập huấn đối tượng này; đề xuất các cấp, các ngành hỗ trợ kinh phí cho chi, tổ hội hoạt động.

Tại nhiều địa phương đã bố trí được phụ cấp cho chi hội trưởng làm việc.

Xin cảm ơn ông!


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Sá Sùng Ở Cam Lâm Người Dân Chưa Mặn Mà Nuôi Sá Sùng Ở Cam Lâm Người Dân Chưa Mặn Mà

Theo một số hộ dân ở Cam Lâm (Khánh Hòa), nuôi sá sùng kết hợp với một vài đối tượng khác trong ao không mất nhiều công chăm sóc và chi phí, lại có thêm thu nhập. Tuy nhiên, họ chưa mặn mà bởi không chủ động được khâu thu hoạch...

26/07/2014
Cựu Chiến Binh Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Cựu Chiến Binh Làm Giàu Từ Chăn Nuôi

Ông Lê Minh Đồng ở ấp Bào Cỏ, xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo không chỉ là một hội viên cựu chiến binh gương mẫu mà còn làm kinh tế giỏi. Từ phát triển mô hình kinh tế chăn nuôi heo, mỗi năm gia đình ông thu nhập được hàng trăm triệu đồng.

05/08/2014
Vĩnh Phúc Nâng Cao Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Giống Mới Vĩnh Phúc Nâng Cao Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Giống Mới

Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất thủy sản thông qua các mô hình, dự án ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như: Mô hình nuôi cá giống mới, chuyển giao công nghệ trong sản xuất giống thủy sản;

26/07/2014
Hiệu Quả Kinh Tế Từ Quýt Đường Trái Vụ Hiệu Quả Kinh Tế Từ Quýt Đường Trái Vụ

Chúng tôi đến thăm cơ ngơi khang trang của lão nông Lê Văn Phấn tại ấp 3, xã Trừ Văn Thố (Bàu Bàng). Ít ai biết, ông từng là một ông chủ cơ sở mía đường đang ăn nên làm ra tại Long An rồi về Bình Dương mua đất trồng cây ăn trái từ năm 1999. Sau nhiều phen trồng thử nghiệm các loại cây ăn trái khác nhau, cây quýt đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

05/08/2014
Xã Lạc An, Huyện Bắc Tân Uyên Phát Triển Tổ Hợp Tác Trồng Cây Có Múi Xã Lạc An, Huyện Bắc Tân Uyên Phát Triển Tổ Hợp Tác Trồng Cây Có Múi

Hiện tại, Tổ hợp tác trồng cây có múi của xã đã phát triển khá nhanh, từ 7 thành viên ban đầu với diện tích 7 ha vào năm 2012 nay đã phát triển lên gấp về diện tích. Chủ tịch Hội Nông dân xã, kiêm Chủ nhiệm Tổ hợp tác trồng cây có múi Nguyễn Văn Minh cho biết, thu nhập cao nhất của hội viên trồng cam sành lên đến trên 800 triệu đồng/năm.

05/08/2014