Lão Nông Thuần Hóa Gà Rừng

Trang trại nuôi gà rừng của gia đình ông Lê Toái (xã Xuân Sơn, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) dần dần đã trở nên đông khách và thu hút rất nhiều hội viên Hội nông dân tham quan học tập bởi đặc điểm hết sức độc đáo so với gà nhà, với vóc dáng nhỏ bé, màu sắc khác thường và giá trị dinh dưỡng mang lại rất cao, được nhiều người ưa chuộng.
Chỉ cần tiếng gõ nhẹ hoặc tiếng kêu của ông Toái, hàng chục con từ các nơi chạy đến tập trung ngay. Xuất phát từ ý tưởng, thấy những người bán trứng gà rừng ở ngoài, ông liền mua về để ấp và gây dựng đàn cho đến ngày hôm nay.
Ông Toái nhận định, chăn nuôi gà rừng thả vườn rất phù hợp với địa hình, khí hậu tại địa phương, những nơi có đồi núi thấp hoặc nơi có cỏ dại, là điều kiện thích hợp cho gà sinh sống. Gà rừng có sức đề kháng cao, dễ nuôi, không cần nhiều thức ăn, khỏe, ít dịch bệnh, thịt chắc, thơm ngon. Tuy nhiên, bản tính gà nhút nhát hơn nhiều loài chim hoang dã khác nên việc thuần dưỡng cũng gặp không ít khó khăn cho người nuôi.
Theo ông, quy trình kỹ thuật thuần dưỡng nuôi và chăm sóc gà rừng không kém phần quan trọng, nhằm cho đàn gà thích nghi dần với con người để dễ thuần dưỡng. Thông thường mỗi đàn gà có 1 trống và 10 – 12 mái, ổ gà đẻ phải được lót bằng rơm hoặc trấu, thức ăn là cám gạo, ngô xoay nhuyễn; sau 4 tuần tuổi nuôi, bắt đầu thả gà ra vườn lúc mặt trời mọc, ngày đầu thả khoảng 2 tiếng về sau tăng dần, trước khi bán 10 – 15 ngày vỗ béo gà bằng cách cho ăn tự do bằng thức ăn tổng hợp tấm hoặc ngô vàng. Khi nuôi phải rào lưới xung quanh để tránh thất thoát.
Ông Toái cho biết, gà rừng khi đã thuần chủng đẻ trứng rất nhiều, khả năng ấp trứng tốt, nhân giống nhanh, mỗi lứa một gà mái đẻ từ 8 - 10 trứng. Một cặp gà rừng giống giá bán khoảng 500.000 đồng/60 ngày tuổi. Gà trưởng thành trọng lượng 1 - 1,1kg/con, giá gà trống thịt 200.000 – 300.000 đồng/con, gà mái 150.000 – 250.000 đồng/con. So với gà ta hiện nay trên thị trường (80.000 - 95.000 đồng/kg), lợi ích mang lại từ gà rừng cao hơn so với gà ta. Hiện nay, số lượng gà rừng không đủ đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ.
Rời trang trại mà ông vẫn chưa ngớt khoe “Đã có một số người từ Huế điện thoại vào đặt hàng". Ông Toái còn cười và nói, gà rừng nuôi kẻ trộm không bắt được vì thường ngủ trên các đọt cây... Nhờ thuần hóa gà rừng thành công mà ông Toái vừa đoạt giải khuyến khích tại cuộc thi sáng tạo khoa kỹ thuật của tỉnh tổ chức.
Có thể bạn quan tâm

Là loại dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao, nấm linh chi đang mở ra hướng làm giàu cho các hộ nông dân. Tuy nhiên hiện nay, các mô hình trồng nấm linh chi trên địa bàn Hà Nội còn khá nhỏ lẻ, phân tán do đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao.

Công ty Metro Cash & Cary Việt Nam vừa tổng kết Dự án “Xây dựng Chuỗi giá trị Rau An toàn tại miền Bắc Việt Nam”. Sau 3 năm thực hiện, dự án đã góp phần liên kết các hộ nông dân nhỏ trồng rau an toàn với kênh phân phối hiện đại, nâng cao giá trị nông sản và cung cấp rau an toàn cho người tiêu dùng các tỉnh miền Bắc.

Hiện nay nông dân huyện Duyện Hải (Trà Vinh) đang bước vào thu hoạch cây củ hành tím vụ mùa năm 2013

Là tỉnh có thế mạnh về phát triển kinh tế nông nghiệp nên nhu cầu sử dụng phân bón cho cây trồng ở Bình Phước rất lớn. Tuy nhiên, vấn đề phân bón giả, kém chất lượng theo nghi vấn của người dân còn nhờ đến các cơ quan chức năng phân tích, đánh giá. Mới đây, người dân thôn Bàu Đỉa, xã Phước Tân (Bù Gia Mập) mua hơn 10 tấn phân NPK nhưng không dám đem bón vì nghi ngờ phân giả, chất lượng kém.

Qua tổng hợp của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, đến cuối năm 2012 diện tích thanh long toàn tỉnh Bình Thuận đạt 19.419 ha; trong 6 tháng đầu năm 2013 nông dân các huyện, thị xã đã trồng mới 717 ha, nâng diện tích thanh long lên 20.136 ha, vượt so với quy hoạch đến năm 2015 là 5.136 ha thanh long.