Lão nông thu hơn 1 tỷ mỗi năm nhờ sản xuất cây giống
Vùng đất Chợ Lách được mệnh danh “Vương quốc” cây giống của cả nước, ở đây có hàng ngàn nông dân chuyên sản xuất giống cây trồng cung ứng cho bà con nông dân.
Trong số đó, ông Lê Văn Thảo là một trong những hộ dân tìm tòi nhiều giống cây mới cung ứng cho thị trường và xuất khẩu sang nước ngoài với những quy chuẩn nghiêm ngặt để trở thành tỷ phú trong vùng.
Ông Thảo bên vườn ươm cây giống của mình
Cách đây 8 năm, ông Thảo quyết định phá bỏ 8 công (1 công 1.000 m2) đất trồng cây măng cụt cho trái của gia đình để chuyển sang trồng cây giống.
Ban đầu ông cất công đến Trung tâm nghiên cứu dừa và cây có dầu Đồng Gò (Giồng Trôm, Bến Tre) để mua cây giống dừa xiêm cổ lùn thuần chủng về sản xuất cây giống bán cho bà con trong vùng.
Mỗi năm gia đình ông xuất hơn 20 ngàn cây dừa giống cho bà con trồng dừa.
Cơ sở của ông Thảo giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương
Sau thành công từ cây dừa xiêm cổ lùn, ông Thảo tiếp tục phát triển cây na, mãng cầu xiêm Thái, bơ Mỹ, cam không hạt…
Ông Thảo cho biết:
“Cách đây khoảng 4 năm tôi sang tỉnh Vĩnh Long tìm mua giống na Thái và mãng cầu xiêm Thái về trồng để nhân giống.
Đây là giống mới, rất hiếm nên giá cao và thấy có thể phát triển được nên tôi tập trung sản xuất để bán cho bà con”.
Theo ông Thảo, hiện cây na Thái bán với giá từ 18.000 - 20.000 đồng/cây, mãng cầu xiêm Thái giá bán 12.000 đồng/cây.
Đặc biệt, trong năm 2015, thông qua một đơn vị chuyên xuất khẩu cây giống, cơ sở của ông Thảo xuất 400.000 cây mãng cầu xiêm Thái sang thị trường Hàn Quốc.
Hiện tại, cơ sở tiếp tục xuất thử nghiệm 4.000 cây sang thị trường Đài Loan nếu trồng thành công sẽ tiếp tục xuất với số lượng lớn.
Vườn cây giống được đầu tư hế thống tưới tự động, nhà lưới giúp cây phát triển tốt
Cơ sở sản xuất cây giống Bảy An của ông Thảo giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 10 lao động ở địa phương. Trung bình mỗi năm, cơ sở này xuất 7 đợt với mỗi đợt 15.000 cây giống các loại đem về doanh thu hơn 1,5 tỷ đồng, trừ chi phí ông còn lãi khoảng 1 tỷ đồng.
Ông Thảo cho biết: “Ở vùng này rất nhiều người trồng cây giống nên tôi chọn hướng đi riêng là sản xuất các loại cây chủ lực, có tiềm năng".
Ngoài vườn ươm giống, ông Thảo đầu tư bài bản hệ thống tưới tự động để giúp cây phát triển tốt. khu vườn được chia thành nhiều khu để sản xuất mỗi loại cây giống riêng biệt.
Hiện tại ông Thảo đang mở rộng diện tích thêm 1 ha để sản xuất cây giống nhằm cung ứng cho thị trường.
Ông Thảo cho biết: “Sản xuất cây giống điều kiện tiên quyết là đảm bảo chất lượng vì người nông dân trồng không hiệu quả, thua lỗ thì cũng sẽ kéo theo việc sản xuất cây giống gặp khó khăn”.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 9-9, ông Trương Duy Khôi, Phó phòng Khuyến ngư, Trung tâm khuyến Ngư-Nông-Lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNN) thành phố Đà Nẵng, cho biết đơn vị vừa hỗ trợ 20,656m3 vật liệu PU (Polyurethane) thuộc mô hình "Hầm bảo quản sản phẩm cho tàu khai thác xa bờ năm 2013" cho 2 hộ tàu cá trên địa bàn quận Sơn Trà, với tổng giá trị gần 120 triệu đồng.

Khoảng một thập niên trước, bà con ngư dân làng Hương Giang, xã Hải Dương (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế) sống lênh đênh trên mặt nước nên gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế gia đình. Sau khi được định cư lên bờ, bà con ở đây đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao; nhà cửa xây dựng khang trang, con cái học hành đến nơi đến chốn...

Theo đánh giá sơ bộ, ảnh hưởng của mưa bão làm thất thu khoảng 30-40 nghìn tấn thóc trong vụ mùa. Với phương châm tăng hiệu quả vụ đông bù thất thu vụ mùa, chính quyền các cấp và ngành nông nghiệp đang tập trung chỉ đạo sản xuất để bảo đảm an ninh lương thực, ổn định đời sống nhân dân.

Từ đầu năm 2013 đến nay, diện tích nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Tân (Cà Mau) phát triển nhanh, năng suất thu hoạch khá. Riêng bà con khu vực thị trấn Cái Đôi Vàm hiện đang trúng mùa tôm thẻ chân trắng.

Ngày 9.9, tại TP Quy Nhơn (Bình Định), Ban quản lý dự án cạnh tranh nông nghiệp (BQL DA CTNN) tỉnh Bình Định phối hợp với đơn vị tư vấn là Bộ môn chăn nuôi chuyên khoa (Trường Đại học Nông Lâm Huế) tổ chức hội thảo tổng kết chủ đề xây dựng mô hình và chuyển giao công nghệ chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi bò. Đây là một trong những hoạt động của DA CTNN do Ngân hàng Thế giới tài trợ.