Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lao đao ngành chăn nuôi gia cầm gà ngoại đè chết gà nội

Lao đao ngành chăn nuôi gia cầm gà ngoại đè chết gà nội
Ngày đăng: 10/08/2015

Thịt gà ngoại tràn ngập thị trường

Ghi nhận của phóng viên, thịt gà ngoại được bày bán rất nhiều trong các siêu thị, chuỗi cửa hàng đông lạnh, sức tiêu thụ cũng rất lớn. Tại siêu thị Big C The gaden, thịt gà (đùi tỏi) Mỹ bày ra đến đâu là bán hết đến đó.

Không chỉ tại các trung tâm thương mại, siêu thị, thịt gà ngoại nhập còn có mặt tại các cửa hàng bán lẻ, đặc biệt là tại nhiều chợ cóc trên địa bàn Hà Nội. Giá bán hấp dẫn (khoảng 60.000 đồng/kg), thấp hơn giá gà công nghiệp trong nước (70.000 đồng/kg), gà ngoại đã thu hút được khá đông nguời tiêu dùng. Đặc biệt, không ít công ty cung cấp cơm hộp đã chuyển sang chọn gà ngoại thay thế cho gà công nghiệp trong nước.

Chị Hồng Hạnh (Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi chọn gà nhập ngoại bởi ngoài giá rẻ, gà được đóng gói vừa phải với nhu cầu của gia đình, xuất xứ nguồn gốc rõ ràng”.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, giá nhập khẩu mỗi kg gà này khoảng 20.000 đồng/kg.

Sau khi trừ các khoản thuế, chi phí thì với giá bán trên thị trường xấp xỉ 60.000 đồng/kg, chủ kinh doanh vẫn có lãi cao. Do đó, nhiều cửa hàng, siêu thị hiện nay đang đẩy mạnh nhập khẩu loại mặt hàng thực phẩm này. Gà nhập ngoại giá rẻ do tại Mỹ, ngoài phần ức gà được ưa thích thì các bộ phận như đùi, cánh… được xem là phế phẩm. Do đó, mặt hàng này được nhập khẩu về Việt Nam với giá rất rẻ.

Ở khía cạnh khác, theo ông Nguyễn Đăng Vang- Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam- nước Mỹ có nền nông nghiệp tiên tiến, đất đai phù hợp với cây ngô, đậu nành nên giá thịt chăn nuôi ở Mỹ rẻ hơn ít nhất khoảng 20%. Đây cũng là lợi thế khi xuất khẩu.

Nút thắt cần tháo gỡ

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, dù đã được cải thiện nhưng so với các nước trong khu vực và trên thế giới, năng suất chăn nuôi của Việt Nam nói chung, chăn nuôi gia cầm nói riêng vẫn rất thấp. Giá thành sản xuất cao, giá bán thấp khiến người chăn nuôi lãi ít, thậm chí là lỗ.

Nguyên nhân chính do ngành chăn nuôi phụ thuộc 70% nguyên liệu thức ăn nhập khẩu; con giống và thuốc thú y giá cao dẫn đến giá thành sản phẩm cao.

Trước thực tế này, ông Nguyễn Thanh Sơn - Viện trưởng Viện Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT)- cho rằng: Ngành chăn nuôi cần tháo gỡ 4 nút thắt lớn về: Năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi; liên kết sản xuất; vệ sinh an toàn thực phẩm và thủ tục hành chính. Trong 4 nút thắt nêu trên thì năng suất chất lượng là nút thắt lớn nhất phải giải quyết. “Đối với liên kết sản xuất, lâu nay bàn nhiều về việc hình thành chuỗi sản xuất với nòng cốt và đầu tàu là doanh nghiệp, nhưng vấn đề ở đây là cần có chính sách như thế nào để doanh nghiệp kéo nông dân và các hộ gia đình vào trong chuỗi sản xuất?”- ông Sơn băn khoăn.

Ông Lê Bá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi - chỉ rõ: Tái cơ cấu ngành chăn nuôi, doanh nghiệp phải đi đầu nhưng phần lớn doanh nghiệp nông nghiệp có vốn điều lệ trên dưới 5 tỷ đồng (250 nghìn USD). Con số này quá nhỏ bé so với con số 100 triệu USD của một doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Hải Dương. Bên cạnh đó, các cấp, ngành luôn coi chăn nuôi là ngành sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước, không phải để xuất khẩu. Tư duy này cần phải thay đổi, đặc biệt trong giai đoạn Việt Nam đã và sắp ký kết hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do.

Theo thống kê của Cục chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), mỗi năm trung bình cả nước nhập khoảng 100.000 tấn thịt các loại. Trong đó, thịt gà chiếm hơn 80%, tương đương 80.000 đến gần 90.000 tấn.


Có thể bạn quan tâm

Hương Sơn Được Mùa Nhung Hươu Hương Sơn Được Mùa Nhung Hươu

Hiện nay, tổng đàn hươu của Hương Sơn trên 31.000 con, trong đó khoảng 15.000 con hươu đực đang vào thời kỳ cho lộc nhung tốt, tập trung chủ yếu ở các xã Sơn Châu, Sơn Lâm, Sơn Quang, Sơn Bằng, Sơn Trung, Sơn Ninh, Sơn Giang, Sơn Tây, Sơn Lệ, Sơn Hồng…

25/02/2015
Xuân Ất Mùi, Trò Chuyện Chủ Gia Trại Nuôi Dê Xuân Ất Mùi, Trò Chuyện Chủ Gia Trại Nuôi Dê

Là nơi hình thành Liên minh sản xuất giống dê lai Bachboer đầu tiên trong tỉnh, những năm qua Phước Hậu phát triển thêm các mô hình chăn nuôi trang trại gia đình, được định danh là gia trại. Theo mô hình này, những người nông dân địa phương đã tận dụng lá nho, lá táo tại vườn nhà để làm thức ăn nuôi dê rất hiệu quả.

25/02/2015
“Vua Dê” Đất Trấn Biên “Vua Dê” Đất Trấn Biên

Cách đây khoảng 15 năm, ông Trần Giáp Thìn ở ấp Miễu, xã Phước Tân, TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đã thoát nghèo nhờ nghề nuôi dê. Từ 5 con dê giống, chẳng mấy chốc gia đình ông Thìn đã có đàn dê 200 con. Thấy ông Thìn khá lên nhờ dê, nhiều nông dân nghèo trong tỉnh tìm đến ông học tập và mua giống về nhân đàn. Ngày nay, khi đồng cỏ tại ấp Miễu bị thu hẹp, không còn nơi chăn thả, ông Thìn chuyển sang buôn dê, thu nhập bạc tỷ.

25/02/2015
Thành Công Từ Thành Công Từ "Tiền Mua Kinh Nghiệm"

Tuy chỉ mới hình thành, nhưng Hợp tác xã (HTX) Nuôi trồng và Kinh doanh nấm Bình Thạnh (Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã thí nghiệm thành công công nghệ bột sinh khối và đông trùng hạ thảo. Đây là hai công nghệ mới mà từ trước đến nay rất ít người làm được. Thành công này có từ “tiền mua kinh nghiệm” của Chủ nhiệm HTX Nguyễn Duy Hưng.

25/02/2015
Bình Phước Lạnh Kéo Dài Và Sương Mù Ảnh Hưởng Điều Ra Bông, Đậu Trái Bình Phước Lạnh Kéo Dài Và Sương Mù Ảnh Hưởng Điều Ra Bông, Đậu Trái

Anh Nguyễn Văn Hải ở ấp Thạnh Biên, xã Lộc Thạnh (Lộc Ninh, Bình Phước) than thở: Mùa mưa năm nay kết thúc muộn và mưa dầm kéo dài nhiều ngày, khi dứt mưa chuyển qua mùa khô không xảy ra hiện tượng mưa trái mùa như những năm khác nên nông dân khấp khởi mừng là sẽ được mùa điều.

25/02/2015