Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lào Cai thí điểm mô hình liên kết sản xuất ngô lai thương phẩm

Lào Cai thí điểm mô hình liên kết sản xuất ngô lai thương phẩm
Ngày đăng: 12/08/2015

Vụ xuân 2015, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam, Công ty Dekalb và UBND các huyện: Bắc Hà, Bảo Yên, Bảo Thắng, Mường Khương, Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai xây dựng mô hình thí điểm liên kết sản xuất ngô bền vững với quy mô 104,7ha/13 xã, thị trấn; sử dụng giống ngô DK 8868 và DK 6919. UBND các huyện đã lựa chọn 19 điểm thực hiện mô hình với 244 hộ dân trực tiếp tham gia.

Bước đầu đánh giá mô hình thí điểm trồng ngô theo phương thức liên kết cho thấy, giảm ít nhất 30 công lao động trực tiếp/ha so với nông dân tự trồng (giảm công vận chuyển bắp ngô tươi từ ruộng về nhà, tẽ hạt, phơi, vận chuyển ra chợ bán...), số ngày công trên tương đương với giá trị 4,5 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, người dân yên tâm trồng, bán sản phẩm bắp tươi cho doanh nghiệp, giá bán cao hơn giá thị trường từ 1 - 2 triệu đồng/tấn tại thời điểm mà thương lái thu mua.

Hiện tại, Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam đang mua ngô của nông dân cao hơn giá thị trường từ 3 - 7 triệu đồng/tấn. Thời điểm này đã có 5/13 xã đăng ký bán 341 tấn bắp tươi cho công ty. Hiện, doanh nghiệp đã tổ chức thu mua được 197,5 tấn bắp tươi của 84 hộ.

Nông dân vùng cao Mường Khương thu hoạch ngô vụ xuân.

Mô hình liên kết sản xuất ngô thương phẩm tại các huyện vùng trọng điểm ngô của tỉnh đã góp phần nâng cao nhận thức cho nông dân trong việc tiếp cận với sản xuất ngô hàng hoá tập trung có sự tham gia chặt chẽ của 4 nhà (Nhà nước – Nhà khoa học – Nhà nông – Doanh nghiệp).


Có thể bạn quan tâm

Trồng rong sụn mô hình kinh tế mới tại Quảng Ninh Trồng rong sụn mô hình kinh tế mới tại Quảng Ninh

Chi phí đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế khá cao trong điều kiện môi trường tự nhiên thuận lợi cho nghề trồng rong sụn đang mở ra một hướng phát triển kinh tế mới cho người dân các địa phương ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

16/05/2015
Xã Ðông Minh (Thái Bình) quyết liệt không để tôm bệnh bùng phát thành dịch Xã Ðông Minh (Thái Bình) quyết liệt không để tôm bệnh bùng phát thành dịch

Xã Ðông Minh (Tiền Hải - Thái Bình) có 450ha nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước lợ, trong đó có 105ha được chuyển đổi từ diện tích làm muối theo quyết định của UBND tỉnh. Vụ xuân, hè năm 2015, trong vùng chuyển đổi nuôi thả 60ha với số lượng 12 triệu tôm sú, 35ha với số lượng 30 triệu tôm thẻ chân trắng.

16/05/2015
Huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) bàn giải pháp bảo vệ tôm nuôi Huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) bàn giải pháp bảo vệ tôm nuôi

Ban chỉ đạo sản xuất, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) vừa tổ chức hội nghị bàn giải pháp bảo vệ tôm nuôi vụ I/2015. Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện, nông dân đã thả dứt điểm diện tích tôm nuôi nuôi vụ I được 23.100ha.

16/05/2015
Tôm lại chết hàng loạt Tôm lại chết hàng loạt

Khoảng 1 tháng qua, người tôm vùng hạ lưu sông Bàn Thạch, huyện Đông Hòa (Phú Yên) điêu đứng vì tôm “dính” dịch bệnh chết hàng loạt.

16/05/2015
Cà Mau nông dân lao đao vì tôm rớt giá Cà Mau nông dân lao đao vì tôm rớt giá

Theo thông tin từ Hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Cà Mau (CASEP), hiện giá tôm nguyên liệu trên địa bàn đang giảm mạnh, khiến người nuôi thua lỗ nặng. Chưa dừng lại ở đó, giá tôm giảm, dịch bệnh lại bùng phát, người nuôi bị thiệt hại “kép”.

16/05/2015