Lào Cai thí điểm mô hình liên kết sản xuất ngô lai thương phẩm

Vụ xuân 2015, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam, Công ty Dekalb và UBND các huyện: Bắc Hà, Bảo Yên, Bảo Thắng, Mường Khương, Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai xây dựng mô hình thí điểm liên kết sản xuất ngô bền vững với quy mô 104,7ha/13 xã, thị trấn; sử dụng giống ngô DK 8868 và DK 6919. UBND các huyện đã lựa chọn 19 điểm thực hiện mô hình với 244 hộ dân trực tiếp tham gia.
Bước đầu đánh giá mô hình thí điểm trồng ngô theo phương thức liên kết cho thấy, giảm ít nhất 30 công lao động trực tiếp/ha so với nông dân tự trồng (giảm công vận chuyển bắp ngô tươi từ ruộng về nhà, tẽ hạt, phơi, vận chuyển ra chợ bán...), số ngày công trên tương đương với giá trị 4,5 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, người dân yên tâm trồng, bán sản phẩm bắp tươi cho doanh nghiệp, giá bán cao hơn giá thị trường từ 1 - 2 triệu đồng/tấn tại thời điểm mà thương lái thu mua.
Hiện tại, Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam đang mua ngô của nông dân cao hơn giá thị trường từ 3 - 7 triệu đồng/tấn. Thời điểm này đã có 5/13 xã đăng ký bán 341 tấn bắp tươi cho công ty. Hiện, doanh nghiệp đã tổ chức thu mua được 197,5 tấn bắp tươi của 84 hộ.
Nông dân vùng cao Mường Khương thu hoạch ngô vụ xuân.
Mô hình liên kết sản xuất ngô thương phẩm tại các huyện vùng trọng điểm ngô của tỉnh đã góp phần nâng cao nhận thức cho nông dân trong việc tiếp cận với sản xuất ngô hàng hoá tập trung có sự tham gia chặt chẽ của 4 nhà (Nhà nước – Nhà khoa học – Nhà nông – Doanh nghiệp).
Có thể bạn quan tâm

Những nơi đã trồng cây vụ thu, vụ thu đông cần tập trung ưu tiên nạo vét kênh tưới tiêu, đầu khâu, đầu luống, chuẩn bị các phương tiện tiêu úng nhanh, kịp thời khi xảy ra tình huống ngập lụt. Các địa phương chủ động liên hệ với Công ty Cổ phần Giống nông nghiệp Điện Biên cung ứng, chuẩn bị giống ngô, khoai tây, rau màu để cung ứng nhanh cho sản xuất; triển khai rút nước, gieo trồng cây ưa ấm ngay sau bão tan.

Huyện Thanh Bình với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển một số nông sản như ớt và cây lúa, hoa màu…, đến nay một số nông sản này từng bước được thị trường chấp nhận. Tuy nhiên, việc liên kết tiêu thụ sản phẩm vẫn còn khiêm tốn chưa tạo sức bật cho nông sản thế mạnh này…

Theo thông tin từ Trại giống Tân Khánh Đông, đây là những giống hoa triển vọng cho hiệu quả kinh tế cao, rất được thị trường ưa chuộng. Ngoài ra, nhờ được lai tạo bằng công nghệ nuôi cấy mô nên các loại hoa này có nhiều ưu điểm hơn so với nhân giống theo kiểu truyền thống như: cây khỏe, sạch bệnh, chất lượng đồng đều... đặc biệt có thể nhân giống với số lượng lớn.

Đến thời điểm này, nông dân huyện Lai Vung thu hoạch được 150/329ha hoa màu vụ thu đông, tập trung ở các xã ven sông Hậu như Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa và Phong Hòa.

Riêng vụ thu đông, diện tích thực hiện cánh đồng liên kết gần 14.000ha, đạt gần 60% so với kế hoạch. Trong đó, các công ty, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo dự kiến liên kết tiêu thụ gần 700ha. Tại huyện Cao Lãnh, Công ty Hiếu Nhân và thương lái Hồ Văn Tràng liên kết tiêu thụ được gần 4.200 tấn...